Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3829
Title: Đánh giá kết quả điều trị sỏi san hô thận bằng tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2021 - 2022
Authors: Trần Quang, Mạnh
Advisor: Đỗ Trường, Thành
Keywords: Tán sỏi san hô;Tán sỏi thận qua da
Issue Date: 10/2022
Abstract: 1. Đặt vấn đề Sỏi tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, tỉ lệ tái phát cao, hay gặp nhất ở các vùng nhiệt đới. Sỏi thận có thể gây ra các biến chứng như viêm nhiễm, suy giảm chức năng thận, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng người bệnh vì vậy khi đã phát hiện sỏi cần điều trị sớm để tránh các biến chứng. Trong sỏi thận thì sỏi san hô là sỏi có hình thái, kích thước lớn gây khó khăn cho việc điều trị lấy sỏi. Việc điều trị sỏi san hô trước đây chủ yếu mổ mở, tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức gần đây với kỹ thuật ngày càng hoàn thiện tán sỏi qua da đường hầm nhỏ ngày càng chỉ định rộng rãi với sỏi san hô thận. Nghiên cứu với 2 mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tán sỏi san hô thận tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2021-2022; Đánh giá kết quả điều trị sỏi san hô thận bằng tán sỏi qua da đường hầm nhỏ năng lượng Holmium Laser tại Bệnh viện Hữu nghị Việt đức giai đoạn 2021 – 2022. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Những bệnh nhân được chẩn đoán xác định là sỏi san hô thận được TSTQD đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong thời gian từ tháng 07 năm 2021 đến tháng 04 năm 2022. Chúng tôi mô tả đặc điểm chung, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của tán sỏi san hô thận. 3. Kết quả Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam giới, chiếm 72,9%. Tỷ lệ nữ giới là 27,1%. Hầu hết bệnh nhân nghiên cứu có thể trạng bình thường, chiếm 83,3%. Tỷ lệ thể trạng nhẹ cân và thừa cân lần lượt là 12,5% và 4,2%. Tỷ lệ có sỏi ở cả 2 thận là 16,6%. Tỷ lệ có sỏi chỉ ở thận trái hoặc phải là như nhau, chiếm 41,7% số đối tượng nghiên cứu. Hầu hết số trường hợp thận giãn độ 1 (62,5%) và 2 (33,3%). Tỷ lệ thận giãn độ 3 bằng tỷ lệ không giãn, chiếm 2,1% trong nghiên cứu. Đa số trường hợp trong nghiên cứu có diện tích bề mặt sỏi dưới 10 cm2. Tỷ lệ có diện tích 10 - 20cm2 là 20,8% và chỉ 8,3% só trường hợp có diện tích bề mặt từ 20cm2 trở lên. Thời gian tán sỏi trung bình lần 1 là 82,1 ± 22,5 phút cao thấp nhất là 50 phút, cao nhất là 145 phút, thời gian tán sỏi trung bình lần 2 là 61,6 ± 29,6 phút thấp nhất là 30 phút dài nhất là 120 phút Số lần chọc dò tạo đường hầm vào thận trung bình là 1,4 ± 0,6 lần Tỷ lệ gặp biến chứng chảy máu phải cạn thiệp nút mạch là 2,1% và sốt sau mổ là 2,1%. Sau tán sỏi lần 1 27/48 số trường hợp sạch sỏi, chiếm 56,1%. Có 25% số trường hợp sạch sỏi sau 2 lần tán sỏi. Sau 1 tháng tán sỏi có thêm 1 trường hợp sạch sỏi (2,1%). Còn lại 16,7% số bệnh nhân nghiên cứu vẫn còn sỏi. Tại thời điểm ra viện, có 81,2% số trường hợp đạt kết quả tán sỏi tốt, 16,7% đạt loại trung bình và có 2,1% đạt loại xấu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3829
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2022CK2tranquangmanh.docx
  Restricted Access
4.12 MBMicrosoft Word XML
2022CK2tranquangmanh.pdf
  Restricted Access
2.19 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.