Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3786
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorVũ, Thị Bích Hạnh-
dc.contributor.advisorĐỗ, Đào Vũ-
dc.contributor.authorNguyễn, Ngọc Ánh-
dc.date.accessioned2022-10-27T08:10:04Z-
dc.date.available2022-10-27T08:10:04Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3786-
dc.description.abstractĐột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba, là nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật. Rối loạn nhận thức là một khiếm khuyết thường gặp sau đột quỵ, rối loạn nhận thức làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng tỷ lệ tử vong và tàn tật cho người bệnh, tăng chi phí và gánh nặng cho người chăm sóc, gia đình và xã hội. Hiện tại ở Việt Nam chưa tập trung vào cải thiện nhận thức cho người bệnh đột quỵ não. Chính vì vậy, lượng giá và can thiệp phục hồi chức năng rối loạn nhận thức sau đột quỵ não trở nên rất quan trọng và cấp thiết. Mục tiêu: Đánh giá kết quả Chương trình thử nghiệm can thiệp nhận thức cho người bệnh nhồi máu não trên lều tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng, tiến cứu được tiến hành trên 60 người bệnh nhồi máu não trên lều có suy giảm nhận thức từ 18 tuổi trở lên chia ngẫu nhiên vào nhóm can thiệp và nhóm chứng tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai. Tiêu chí chọn là người bệnh nhồi máu não trên lều có suy giảm nhận thức theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM V đồng ý và tham gia đầy đủ chương trình can thiệp. Thang điểm MoCA dùng để đánh giá nhận thức cho người bệnh. Kết quả và kết luận: Chương trình thử nghiệm can thiệp nhận thức cho kết quả tốt đối với người bệnh suy giảm nhận thức dựa trên các chỉ tiêu sau: điểm nhận thức chung, điểm chú ý, điểm NIHSS, điểm Barthel, điểm DASS 21 (p<0,05). Một số yếu tố liên quan có ảnh hưởng đến kết quả can thiệp là: tuổi, trình độ học vấn, vị trí thùy não bị tổn thương, thời gian can thiệp. Cần có nghiên cứu theo dõi dài hơn, cỡ mẫu lớn hơn và góp ý từ các chuyên gia để có chương trình can thiệp chuẩn chỉnh hơn cho người bệnh nhồi máu não trên lều có suy giảm nhận thức.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Đột quỵ não 3 1.1.1. Định nghĩa đột quỵ não 3 1.1.2. Phân loại đột quỵ não 3 1.1.3. Dịch tễ đột quỵ não 3 1.1.4. Chẩn đoán xác định đột quỵ não thể nhồi máu 4 1.1.5. Định nghĩa nhồi máu não trên lều 5 1.2. Đại cương về chức năng nhận thức 5 1.2.1. Trí nhớ và chứng rối loạn trí nhớ 5 1.2.2. Chú ý và rối loạn chú ý 7 1.2.3. Định hướng 7 1.2.4. Ngôn ngữ 7 1.2.5. Khả năng điều hành 8 1.3. Khái niệm và tiêu chuẩn chẩn đoán suy giảm nhận thức 9 1.3.1. Suy giảm nhận thức nhẹ 9 1.3.2. Sa sút trí tuệ. 9 1.4. Cơ sở sinh lý giải phẫu của chức năng nhận thức 11 1.4.1. Các cấu trúc liên quan đến chức năng điều hành và ngôn ngữ 11 1.4.2. Cấu trúc giải phẫu liên quan đến trí nhớ 12 1.4.3. Khái niệm bán cầu ưu thế và chức năng hai bán cầu não 12 1.4.4. Cơ sở sinh lý của hoạt động nhận thức 12 1.5. Phương pháp, thang điểm đánh giá nhận thức 13 1.5.1. Đánh giá tóm tắt chức năng nhận thức 13 1.5.2. Các trắc nghiệm đánh giá từng phần chức năng nhận thức: 14 1.6. Phục hồi chức năng suy giảm nhận thức sau nhồi máu não 15 1.6.1. Nguyên tắc xây dựng chương trình tập cho người bệnh bị suy giảm nhận thức 15 1.6.2. Nội dung chương trình can thiệp nhận thức: 16 1.7. Thực trạng phục hồi chức năng nhận thức cho người bệnh nhồi máu não tại trung tâm phục hổi chức năng Bạch Mai 21 1.8. Các nghiên cứu trên thế giới và việt nam về rối loạn nhận thức và can thiệp nhận thức cho người suy giảm nhận thức do đột quỵ não và đột quỵ não thể nhồi máu 22 1.8.1. Nghiên cứu trên thế giới và khu vực 22 1.8.2. Nghiên cứu tại Việt Nam 24 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26 2.2. Đối tượng nghiên cứu 26 2.2.1. Tiêu chuẩn chọn 26 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu 27 2.3.1. Cỡ mẫu 27 2.3.2. Quy trình nghiên cứu: 27 2.3.3. Nội dung Chương trình can thiệp nhận thức thử nghiệm 28 2.3.4. Công cụ và vật liệu nghiên cứu 32 2.3.5. Các thang điểm đánh giá 32 2.3.6. Nội dung và biến số nghiên cứu 33 2.3.7. Thời điểm đánh giá: 34 2.4. Xử lý số liệu 35 2.5. Phương pháp khống chế sai số 35 2.6. Đạo đức nghiên cứu 35 2.7. Sơ đồ nghiên cứu 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37 3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu 37 3.1.1. Tuổi, giới và trình độ học vấn, thời gian bị bệnh của đối tượng nghiên cứu 37 3.1.2. Vị trí tổn thương do nhồi máu não của đối tượng nghiên cứu 38 3.1.3. Mức độ khiếm khuyết thần kinh sau nhồi máu não của đối tượng nghiên cứu 38 3.1.4. Khả năng độc lập trong sinh hoạt hàng ngày sau nhồi máu não của đối tượng nghiên cứu 39 3.1.5. Tình trạng tâm lý cảm xúc, mức độ thất ngôn sau nhồi máu não của đối tượng nghiên cứu 39 3.1.6. Tình trạng nhận thức sau nhồi máu não của đối tượng nghiên cứu 40 3.2. Sự thay đổi khiếm khuyết thần kinh, độc lập trong sinh hoạt hàng ngày, tâm lý, ngôn ngữ, nhận thức của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp 42 3.2.1. Sự thay đổi khiếm khuyết thần kinh, độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của hai nhóm sau can thiệp 42 3.2.2. Sự thay đổi tâm lý của hai nhóm sau can thiệp 43 3.2.3. Sự thay đổi về ngôn ngữ của hai nhóm sau can thiệp 44 3.2.4. Sự thay đổi về nhận thức của hai nhóm sau can thiệp 45 3.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả can thiệp ở nhóm can thiệp 47 3.2.1. Liên quan tuổi, giới, trình độ học vấn, thời gian bị bệnh và mức cải thiện tổng điểm MoCA ở nhóm can thiệp 47 3.2.2. Liên quan vị trí, bán cầu tổn thương thần kinh và điểm MoCA ở nhóm can thiệp 49 3.2.3. Liên quan giữa điểm NIHSS trước can thiệp và cải thiện thay đổi nhận thức MoCA ở nhóm can thiệp 50 3.2.4. Liên quan giữa điểm DASS 21 trước can thiệp và điểm tổng MoCA ở nhóm can thiệp 50 3.2.5. Phân tích đa biến các mối liên quan giữa điểm NIHSS trước can thiệp, tuổi, số ngày can thiệp, tình trạng tâm lý cảm xúc và mức cải thiện thay đổi nhận thức MoCA ở nhóm can thiệp 51 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52 4.1. Bàn luận về bệnh nhân nghiên cứu 52 4.1.1. Tuổi, giới tính và trình độ học vấn, thời gian bị bệnh 52 4.1.2. Mức độ khiếm khuyết thần kinh sau nhồi máu não 54 4.1.3. Mức độ nặng thất ngôn sau nhồi máu não 55 4.1.4. Tình trạng tâm lý cảm xúc sau nhồi máu não 56 4.1.5. Tình trạng độc lập trong ADL sau nhồi máu não 56 4.2. Bàn luận về kết quả can thiệp nhận thức 57 4.3. Bàn luận một số yếu tố liên quan đến kết quả can thiệp 59 4.3.1. Liên quan tuổi, giới, trình độ học vấn, thời gian bị bệnh, thời gian can thiệp và mức cải thiện thay đổi nhận thức MoCA 59 4.3.2. Liên quan vị trí tổn thương nhồi máu não và mức cải thiện thay đổi nhận thức MoCA 61 4.3.3. Liên quan giữa mức độ khiếm khuyết thần kinh (điểm NIHSS) và mức cải thiện thay đổi nhận thức MoCA 62 4.3.4. Liên quan giữa các rối loạn tâm lý cảm xúc (điểm DASS 21) và mức cải thiện thay đổi nhận thức MoCA 63 4.3.5. Phân tích đa biến các mối liên quan giữa điểm NIHSS trước can thiệp, tuổi, số ngày can thiệp, tình trạng tâm lý cảm xúc và mức cải thiện thay đổi nhận thức MoCA 64 4.4. Nhận xét về Chương trình can thiệp nhận thức được xây dựng 64 KẾT LUẬN 67 KHUYẾN NGHỊ 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectnhận thứcvi_VN
dc.subjectnhồi máu não trên lềuvi_VN
dc.subjectchương trình can thiệpvi_VN
dc.titleĐánh giá kết quả Chương trình thử nghiệm can thiệp nhận thức cho người bệnh nhồi máu não trên lều tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Maivi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn nhận thức.docx
  Restricted Access
3.14 MBMicrosoft Word XML
Luận văn nhận thức.pdf
  Restricted Access
3.1 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.