Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3740
Title: Đánh giá kết quả trung hạn điều trị nút mạch hóa chất bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Bạch Mai
Authors: Lê, Doãn Trí
Advisor: Phạm, Minh Thông
Trịnh, Hà Châu
Keywords: ung thư biểu mô tế bào gan;ung thư biểu mô tế bào gan;ung thư biểu mô tế bào gan;ung thư biểu mô tế bào gan;sống thêm;sống thêm;sống thêm;sống thêm
Issue Date: 2022
Abstract: Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là một bệnh ác tính phát sinh từ sự đột biến tế bào gan, theo báo cáo GLOBOCAN năm 2020 của Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC), ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) đứng hàng 6 về Tỷ lệ mắc và đứng thứ 3 về Tỷ lệ tử vong. Có khoảng 905.677 ca mắc mới và 830.180 ca tử vong trong năm 20201. Cũng theo báo cáo GLOBOCAN năm 2020 Việt Nam có khoảng 26.418 ca bệnh ung thư gan mắc mới và 20.256 ca tử vong, nhiều nhất trong các loại ung thư ở nam và đứng thứ 5 trong các loại ung thư ở nữ1. UTBMTBG diễn biến nhanh và tiên lượng xấu nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, UTBMTBG ít khi được chẩn đoán sớm, phần lớn chẩn đoán khi ở giai đoạn trung gian hoặc ở giai đoạn tiến triển, không phù hợp với các phương pháp điều trị triệt căn như phẫu thuật cắt gan, ghép gan, phá hủy khối u tại chỗ2. Nút mạch hóa chất từ lâu đã được chấp nhận như là phương pháp điều trị tạm thời cơ bản cho các bệnh nhân UTBMTBG không còn chỉ định phẫu thuật. Theo các nghiên cứu và báo cáo trên thế giới, điều trị nút mạch hóa chất đường động mạch (TACE) có độ an toàn, khả năng kiểm soát được sự phát triển của UTBMTBG cũng như kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân3,4,5. Ở Việt Nam, nút mạch hóa chất qua đường động mạch (TACE) được chấp nhận rộng rãi từ năm 2002. Tại Trung tâm Điện quang - Bệnh viện Bạch Mai phương pháp nút mạch hóa chất ngày càng được phát triển với nhiều thế hệ máy, nhiều vật liệu nút mạch, nhiều kỹ thuật mới và được ứng dụng điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân với kết quả rất đáng khích lệ. Đối với các bệnh lý ung thư nói chung và ung thư biểu mô tế bào gan nói riêng để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị ngoài dựa vào sự thay đổi triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thì thời gian sống thêm của bệnh nhân sau khi được điều trị bằng phương pháp đó cũng là một chỉ số rất quan trọng. Trong nước, đã có nhiều báo cáo về kết quả bước đầu và kết quả ngắn hạn của phương pháp6,7. Tuy nhiên, ở Bệnh viện Bạch Mai chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá và xác định kết quả điều trị trung hạn ở những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan đã điều trị bằng phương pháp nút mạch hóa chất. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả trung hạn điều trị nút mạch hóa chất bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh học của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan trước nút mạch hóa chất lần đầu tại Bệnh viện Bạch Mai. 2. Đánh giá thời gian sống thêm không tiến triển và thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được nút mạch hóa chất tại Bệnh viện Bạch Mai.
Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là một bệnh ác tính phát sinh từ sự đột biến tế bào gan, theo báo cáo GLOBOCAN năm 2020 của Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC), ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) đứng hàng 6 về Tỷ lệ mắc và đứng thứ 3 về Tỷ lệ tử vong. Có khoảng 905.677 ca mắc mới và 830.180 ca tử vong trong năm 20201. Cũng theo báo cáo GLOBOCAN năm 2020 Việt Nam có khoảng 26.418 ca bệnh ung thư gan mắc mới và 20.256 ca tử vong, nhiều nhất trong các loại ung thư ở nam và đứng thứ 5 trong các loại ung thư ở nữ1. UTBMTBG diễn biến nhanh và tiên lượng xấu nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, UTBMTBG ít khi được chẩn đoán sớm, phần lớn chẩn đoán khi ở giai đoạn trung gian hoặc ở giai đoạn tiến triển, không phù hợp với các phương pháp điều trị triệt căn như phẫu thuật cắt gan, ghép gan, phá hủy khối u tại chỗ2. Nút mạch hóa chất từ lâu đã được chấp nhận như là phương pháp điều trị tạm thời cơ bản cho các bệnh nhân UTBMTBG không còn chỉ định phẫu thuật. Theo các nghiên cứu và báo cáo trên thế giới, điều trị nút mạch hóa chất đường động mạch (TACE) có độ an toàn, khả năng kiểm soát được sự phát triển của UTBMTBG cũng như kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân3,4,5. Ở Việt Nam, nút mạch hóa chất qua đường động mạch (TACE) được chấp nhận rộng rãi từ năm 2002. Tại Trung tâm Điện quang - Bệnh viện Bạch Mai phương pháp nút mạch hóa chất ngày càng được phát triển với nhiều thế hệ máy, nhiều vật liệu nút mạch, nhiều kỹ thuật mới và được ứng dụng điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân với kết quả rất đáng khích lệ. Đối với các bệnh lý ung thư nói chung và ung thư biểu mô tế bào gan nói riêng để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị ngoài dựa vào sự thay đổi triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thì thời gian sống thêm của bệnh nhân sau khi được điều trị bằng phương pháp đó cũng là một chỉ số rất quan trọng. Trong nước, đã có nhiều báo cáo về kết quả bước đầu và kết quả ngắn hạn của phương pháp6,7. Tuy nhiên, ở Bệnh viện Bạch Mai chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá và xác định kết quả điều trị trung hạn ở những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan đã điều trị bằng phương pháp nút mạch hóa chất. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả trung hạn điều trị nút mạch hóa chất bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh học của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan trước nút mạch hóa chất lần đầu tại Bệnh viện Bạch Mai. 2. Đánh giá thời gian sống thêm không tiến triển và thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được nút mạch hóa chất tại Bệnh viện Bạch Mai.
Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là một bệnh ác tính phát sinh từ sự đột biến tế bào gan, theo báo cáo GLOBOCAN năm 2020 của Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC), ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) đứng hàng 6 về Tỷ lệ mắc và đứng thứ 3 về Tỷ lệ tử vong. Có khoảng 905.677 ca mắc mới và 830.180 ca tử vong trong năm 20201. Cũng theo báo cáo GLOBOCAN năm 2020 Việt Nam có khoảng 26.418 ca bệnh ung thư gan mắc mới và 20.256 ca tử vong, nhiều nhất trong các loại ung thư ở nam và đứng thứ 5 trong các loại ung thư ở nữ1. UTBMTBG diễn biến nhanh và tiên lượng xấu nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, UTBMTBG ít khi được chẩn đoán sớm, phần lớn chẩn đoán khi ở giai đoạn trung gian hoặc ở giai đoạn tiến triển, không phù hợp với các phương pháp điều trị triệt căn như phẫu thuật cắt gan, ghép gan, phá hủy khối u tại chỗ2. Nút mạch hóa chất từ lâu đã được chấp nhận như là phương pháp điều trị tạm thời cơ bản cho các bệnh nhân UTBMTBG không còn chỉ định phẫu thuật. Theo các nghiên cứu và báo cáo trên thế giới, điều trị nút mạch hóa chất đường động mạch (TACE) có độ an toàn, khả năng kiểm soát được sự phát triển của UTBMTBG cũng như kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân3,4,5. Ở Việt Nam, nút mạch hóa chất qua đường động mạch (TACE) được chấp nhận rộng rãi từ năm 2002. Tại Trung tâm Điện quang - Bệnh viện Bạch Mai phương pháp nút mạch hóa chất ngày càng được phát triển với nhiều thế hệ máy, nhiều vật liệu nút mạch, nhiều kỹ thuật mới và được ứng dụng điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân với kết quả rất đáng khích lệ. Đối với các bệnh lý ung thư nói chung và ung thư biểu mô tế bào gan nói riêng để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị ngoài dựa vào sự thay đổi triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thì thời gian sống thêm của bệnh nhân sau khi được điều trị bằng phương pháp đó cũng là một chỉ số rất quan trọng. Trong nước, đã có nhiều báo cáo về kết quả bước đầu và kết quả ngắn hạn của phương pháp6,7. Tuy nhiên, ở Bệnh viện Bạch Mai chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá và xác định kết quả điều trị trung hạn ở những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan đã điều trị bằng phương pháp nút mạch hóa chất. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả trung hạn điều trị nút mạch hóa chất bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh học của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan trước nút mạch hóa chất lần đầu tại Bệnh viện Bạch Mai. 2. Đánh giá thời gian sống thêm không tiến triển và thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được nút mạch hóa chất tại Bệnh viện Bạch Mai.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3740
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Lê Doãn Trí - BSNT45.docx
  Restricted Access
3.9 MBMicrosoft Word XML
LV. LÊ DOÃN TRÍ.pdf
  Restricted Access
2.74 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.