Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3704
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm, Thị Lan-
dc.contributor.advisorVũ, Huy Lượng-
dc.contributor.authorLê, Thị Thanh Hằng-
dc.date.accessioned2022-10-11T07:33:27Z-
dc.date.available2022-10-11T07:33:27Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3704-
dc.description.abstractSẹo lồi và sẹo quá phát là sự phát triển quá mức của mô xơ sẹo (chủ yếu là collagen) ở vị trí tổn thương da (do chấn thương hoặc không do chấn thương). Hơn nữa, sẹo lồi sẽ không tự thoái triển và còn phát triển vượt quá ranh giới của tổn thương ban đầu. Tuy sẹo lồi và sẹo quá phát là bệnh lý lành tính, nhưng có thể ảnh hưởng xấu tới bệnh nhân không chỉ về mặt thẩm mỹ, mà khi sẹo lớn, co kéo còn có thể gây ra hạn chế vận động, cảm giác đau, ngứa tại vị trí sẹo và từ đó bệnh nhân có thể gặp các vấn đề tâm lý như tự ti, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ 1. Một số trường hợp loét mạn tính và có thể ung thư hóa trên tổn thương sẹo 2. Vì vậy, việc phòng và điều trị sẹo lồi và sẹo quá phát là rất cần thiết góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và đáp ứng với nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo lồi và sẹo quá phát từ các phương pháp không xâm lấn như thoa silicone gel kết hợp biện pháp áp lực đến các phương pháp xâm lấn như tiêm nội tổn thương với Corticosteroid, 5-FU, Verapamil, Interferons, Bleomycin, Botox A...; nitơ lạnh; laser; phẫu thuật; xạ trị;...Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng và kết quả rất thay đổi giữa các nghiên cứu. Hiện tại, có rất ít đồng thuận về phương pháp riêng lẻ điều trị tốt nhất, vậy nên việc điều trị sẹo lồi và sẹo quá phát vẫn luôn là thách thức đối với các bác sĩ da liễu 3. Corticosteroid tiêm nội tổn thương đã được chứng minh có khả năng làm cải thiện sẹo lồi và sẹo quá phát theo nhiều cơ chế khác nhau như là ngăn cản tình trạng viêm bằng cách ức chế sự di chuyển của bạch cầu, gây co mạch mạnh làm giảm cung cấp oxy và dinh dưỡng đến mô sẹo và ức chế nguyên bào sợi 4-7. Vì vậy, có nhiều tác giả coi Triamcinolon acetonid (TA), một loại corticosteroid tiêm nội tổn thương là lựa chọn điều trị đơn độc đầu tiên 4,8-11. Tuy nhiên, tiêm TA lại được chỉ định chủ yếu cho những sẹo dạng sẩn kích thước nhỏ mà không nên sử dụng trong điều trị sẹo dạng cục, u có kích thước lớn 12, có nguy cơ tái phát sau tiêm cao 13, và đặc biệt, có thể gây ra các tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân. Phương pháp nitơ lỏng tác động vào vi tuần hoàn tại mô sẹo gây ra huyết khối, chết tế bào do thiếu máu nuôi dưỡng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra đây là phương pháp hiệu quả cao và an toàn 14-17 giúp làm giảm thể tích sẹo với tỉ lệ đáp ứng cao 79,5% 18 và giảm cảm giác đau, ngứa tại sẹo. Tuy nhiên, hiệu quả làm giảm sẹo cũng rất thay đổi theo từng nghiên cứu và sẹo có thể tái phát nhiều lần sau điều trị. Một số nghiên cứu cho thấy phối hợp tiêm corticoid nội tổn thương và liệu pháp nitơ lạnh là lựa chọn tốt, đặc biệt với những sẹo lồi kích thước lớn 3,13,19-21, không chỉ làm tăng hiệu quả điều trị sẹo, mà còn giúp giảm tái phát, giảm số lần tiêm corticoid, từ đó giúp giảm tác dụng phụ 21. Sự phối hợp này đã được thực hiện tại Việt Nam, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả và các tác dụng không mong muốn của phương pháp này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài "Kết quả điều trị sẹo lồi và sẹo quá phát bằng phối hợp xịt nitơ lạnh với tiêm Triamcinolone acetonid nội tổn thương" với 2 mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan bệnh sẹo lồi và sẹo quá phát tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2022. 2. Đánh giá kết quả điều trị sẹo lồi và sẹo quá phát bằng phối hợp xịt nitơ lạnh với tiêm Triamcinolone acetonid nội tổn thương.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương về sẹo lồi và sẹo quá phát 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Dịch tễ học và yếu tố liên quan 3 1.1.3. Nguyên nhân 4 1.2. Cơ chế hình thành sẹo lồi và sẹo quá phát 5 1.2.1. Các giai đoạn của quá trình lành thương 5 1.2.2. Sự tổng hợp và thoái biến của collagen 8 1.3. Lâm sàng và mô bệnh học của sẹo lồi và sẹo quá phát 9 1.3.1. Lâm sàng 9 1.3.2. Mô bệnh học 11 1.3.3. Phân loại sẹo 12 1.3.4. Chẩn đoán phân biệt sẹo lồi với sẹo quá phát 13 1.4. Các thang điểm đánh giá sẹo 14 1.4.1. Thang điểm VSS 14 1.4.2. Thang điểm MSS 15 1.4.3. Thang điểm POSAS 16 1.5. Các phương pháp điều trị sẹo lồi và sẹo quá phát 16 1.5.1. Liệu pháp áp lực 17 1.5.2. Phẫu thuật 17 1.5.3. Các biện pháp vật lý 17 1.5.4. Sử dụng thuốc 18 1.5.5. Áp lạnh cục bộ 19 1.5.6. Phòng bệnh 20 1.6. Tiến triển và tiên lượng 20 1.7. Sử dụng nitơ lạnh và corticoid nội tổn thương trong điều trị sẹo lồi và sẹo quá phát 20 1.7.1. Nitơ lạnh 20 1.7.2. Corticoid nội tổn thương 28 1.7.3. Phối hợp nitơ lạnh và corticoid nội tổn thương 29 1.8. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về điều trị sẹo lồi và sẹo quá phát bằng phương pháp nitơ lạnh và tiêm TA nội tổn thương 29 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu 32 2.1.1. Mục tiêu 1 32 2.1.2. Mục tiêu 2 33 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 34 2.3. Vật liệu nghiên cứu 34 2.4. Phương pháp nghiên cứu 35 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 35 2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và chọn mẫu 35 2.4.3. Các bước tiến hành 37 2.4.4. Thu thập số liệu 44 2.5. Biến số nghiên cứu 44 2.6. Xử lý số liệu 45 2.7. Khống chế sai số 45 2.8. Đạo đức nghiên cứu 45 2.9. Hạn chế của đề tài 46 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47 3.1. Khảo sát tình hình, đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của sẹo lồi và sẹo quá phát 47 3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 47 3.1.2. Đặc điểm về loại sẹo, tuổi sẹo, số lượng, vị trí sẹo và nguyên nhân sẹo 50 3.1.3. Đặc điểm độ dày sẹo với tuổi sẹo 54 3.1.4. Đặc điểm về triệu chứng cơ năng của sẹo 55 3.1.5. Đặc điểm về tổn thương sẹo trên lâm sàng 56 3.1.6. So sánh độ dày sẹo, tuổi sẹo, tổng điểm VSS giữa sẹo lồi và sẹo quá phát 57 3.1.7. Cảm nhận của bệnh nhân về sự ảnh hưởng của sẹo tới chất lượng cuộc sống 58 3.2. Hiệu quả của phương pháp xịt nitơ lạnh phối hợp với tiêm TA nội tổn thương trong điều trị sẹo lồi và sẹo quá phát 58 3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân và đặc điểm tổn thương sẹo giữa 2 nhóm bệnh nhân trước điều trị 59 3.2.2. Hiệu quả của phương pháp phối hợp xịt nitơ lạnh với tiêm Triamcinolone acetonid nội tổn thương trong điều trị sẹo lồi và sẹo quá phát 62 3.2.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp phối hợp xịt nitơ lạnh với tiêm Triamcinolone acetonid nội tổn thương 74 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 77 4.1. Khảo sát tình hình, đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của sẹo lồi và sẹo quá phát 77 4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 77 4.1.2. Đặc điểm về tuổi sẹo, số lượng, vị trí sẹo và nguyên nhân sẹo 79 4.1.3. Đặc điểm độ dày sẹo với tuổi sẹo 83 4.1.4. Đặc điểm về triệu chứng cơ năng của sẹo 84 4.1.5. Đặc điểm về tổn thương sẹo trên lâm sàng 84 4.1.6. So sánh độ dày sẹo, tuổi sẹo, tổng điểm VSS giữa sẹo lồi và sẹo quá phát 85 4.1.7. Cảm nhận của bệnh nhân về sự ảnh hưởng của sẹo tới chất lượng cuộc sống 86 4.2. Hiệu quả điều trị sẹo lồi và sẹo quá phát bằng phương pháp phối hợp xịt nitơ lạnh và tiêm Triamcinolone acetonid nội tổn thương 87 4.2.1. Đặc điểm bệnh nhân và đặc điểm tổn thương sẹo giữa 2 nhóm bệnh nhân trước điều trị 87 4.2.2. Hiệu quả của phương pháp phối hợp xịt nitơ lạnh với tiêm triamcinolone acetonid nội tổn thương trong điều trị sẹo lồi và sẹo quá phát 87 4.2.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp phối hợp xịt nitơ lạnh với tiêm Triamcinolone acetonid nội tổn thương 95 KẾT LUẬN 100 KHUYẾN NGHỊ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectSẹo lồivi_VN
dc.subjectSẹo quá phátvi_VN
dc.subjectTriamcinolone acetonidvi_VN
dc.subjectNitơ lạnhvi_VN
dc.titleKết quả điều trị sẹo quá phát và sẹo lồi bằng phối hợp xịt nitơ lạnh với tiêm triamcinolone acetonid nội tổn thươngvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Lê Thị Thanh Hằng - BSNT.pdf
  Restricted Access
4.22 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Lê Thị Thanh Hằng - BSNT.docx
  Restricted Access
18.48 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.