Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3683
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm, Huy Tuấn Kiệt-
dc.contributor.advisorNguyễn, Kim Cương-
dc.contributor.authorVũ, Thị Lý-
dc.date.accessioned2022-08-03T04:24:13Z-
dc.date.available2022-08-03T04:24:13Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3683-
dc.description.abstractTheo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG - WHO Report 2020 - Global Tuberculosis Control), mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác chống lao trong thời gian qua, bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề sức khoẻ cộng đồng chính trên toàn cầu. TCYTTG ước tính năm 2019 trên toàn cầu có khoảng 10 triệu người hiện mắc lao, một con số đã giảm rất chậm trong những năm gần đây; 8,2% trong số mắc lao có đồng nhiễm HIV. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,2 triệu người tử vong do lao và khoảng 208.000 người chết do lao trong số những người nhiễm HIV. Số tử vong này làm cho lao là một trong các bệnh gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Năm 2019 trên toàn cầu ước tính tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc là 3,3% trong số bệnh nhân mới và là 17,7% trong số bệnh nhân điều trị lại1 Xu hướng dịch tễ bệnh lao trên toàn cầu nói chung vẫn đang có chiều hướng giảm, nhưng chưa đủ để đạt được mục tiêu đã đặt ra vào năm 2020 là giảm 20% so với năm 2015. Tỷ lệ giảm trong giai đoạn 2015 đến 2019 là khoảng 9%, với tỷ lệ mới mắc giảm khoảng 2,3%/năm trong giai đoạn 2018-2019. Tương tự, tỷ lệ tử vong do lao cũng đang giảm trên toàn cầu, nhưng chưa thể đạt mục tiêu đặt ra vào năm 2020 là giảm 35% trong giai đoạn 2015 - 2020. Tỷ lệ tử vong giảm trong 2 năm 2018 - 2019 là khoảng 14%.1 Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1986 và xây dựng chiến lược DOTS (về điều trị có kiểm soát trực tiếp) được áp dụng từ năm 1992. Kể từ năm 1998, chương trình Phòng chống lao Quốc gia Việt Nam là một trong những chương trình thành công nhất về kết quả điều trị, với tỷ lệ điều trị thành công các ca bệnh lao AFB (+) mới liên tục đạt trên 90%. Mặc dù đạt được kết quả này nhưng Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới Việt Nam có khoảng 170.000 ca lao mắc mới mỗi năm (176/100.000). Trong đó tỷ lệ kháng đa thuốc trong bệnh nhân mới là 3,6%, trong nhóm bệnh nhân điều trị lại khoảng 17%2 Mặc dù, Việt Nam đã có chính sách hỗ trợ bệnh nhân lao như miễn phí thuốc điều trị3, tuy nhiên người bệnh vẫn còn gặp phải một số các rào cản trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh, bao gồm chi trả thêm các chi phí liên quan đến dịch vụ y tế, chi phí đi lại, nơi ở, thực phẩm, giảm thu nhập, năng suất và thời gian. Theo một nghiên cứu về chi phí của bệnh nhân lao tại ba nước: Ghana, Cộng hoà Dominica và Việt Nam, đã chỉ ra rằng có 27% bệnh nhân tại Việt Nam phải nghỉ việc trong quá trình điều trị và chi tiêu hộ gia đình tăng thêm do tăng chi phí thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ lên đến 50%4. Trong một nghiên cứu tổng quan được công bố năm 2019 TS. Võ Xuân Nam và cộng sự đã Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao đa kháng thuốc và tiền siêu/siêu kháng thuốc. Kết quả cho thấy chất lượng cuộc sống các bệnh nhân mắc bệnh lao bị ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ bởi tình trạng bệnh tật mà còn bởi áp lực kinh tế cũng như áp lực từ cộng đồng. Các bệnh nhân lao kháng thuốc sau khi được điều trị khỏi vẫn còn để lại những di chứng nặng nề về mặt thể chất cũng như tâm lý xã hội3. Ngoài gánh nặng về tiền bạc và thể chất bệnh nhân lao còn chịu thêm gánh nặng về tinh thần. Bệnh lao kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân mà còn ảnh hướng tới thể chất, tình cảm và nhu cầu xã hội. Thành phố Hà Nội là tỉnh có số bệnh nhân lao kháng thuốc cao thứ 4 trong các tỉnh miền Bắc và số bệnh nhân lao đa kháng thuốc đang có xu hướng gia tăng qua các năm2. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu về Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao kháng đa thuốc với 2 mục tiêu chính: 1. Mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao đa kháng thuốc tại Hà Nội năm 2021. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao đa kháng thuốc tại Hà Nội năm 2021vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn lao 3 1.2. Phân loại bệnh lao 3 1.3. Một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi dễ mắc bệnh lao 6 1.4. Điều trị bệnh lao 7 1.4.1. Nguyên tắc điều trị 7 1.5. Quản lý bệnh nhân điều trị lao kháng thuốc 8 1.5.1. Quản lý tuân thủ điều trị (tái khám, uống thuốc) 8 1.6. Chất lượng cuộc sống 10 1.6.1. Định nghĩa chất lượng cuộc sống trong y tế 10 1.6.2. Tại sao phải đánh giá CLCS 11 1.6.3. Lựa chọn phương pháp để đo lường CLCS 12 1.6.4. Các nghiên cứu liên quan đến CLCS của bệnh nhân lao kháng thuốc 14 1.6.5. Một số yếu tố ảnh hưởng chất lượng cuộc sống bệnh nhân lao 17 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu 21 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 21 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 21 2.2. Địa điểm và thời gian và nghiên cứu 21 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 21 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 22 2.3. Phương pháp chọn mẫu: 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu, các biến số và chỉ số 22 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu 22 2.4.2. Các biến số, chỉ số 24 2.5. Phương pháp hạn chế sai số 27 2.6. Quản lý và phân tích số liệu 27 2.6.1. Quản lý số liệu 27 2.6.2. Phân tích số liệu 27 2.6.3 Trình bày số liệu 28 2.7. Đạo đức nghiên cứu 29 2.8. Hạn chế của nghiên cứu 29 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 3.1. Thông tin chung về đối tượng được nghiên cứu 31 3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 31 3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi 32 3.1.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp 33 3.2. Chất lượng cuộc sống bệnh nhân lao 35 3.2.1 Mô tả điểm trung bình CLCS 35 3.3. Phân tích một số yếu tố liên quan đến CLCS 38 Chương 4: BÀN LUẬN 51 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 51 4.2. Chất lượng cuộc sống 57 4.2.1. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống 57 4.2.2. Chất lượng cuộc sống theo khía cạnh thể chất và tinh thần 60 4.3. Mô tả yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống 63 4.3.1. Yếu tố tuổi 64 4.3.2. Yếu tố giới 65 4.3.3. Yếu tố hôn nhân 65 4.3.4. Yếu tố thu nhập 67 4.3.5. Yếu tố nghề nghiệp 68 4.3.6. Yếu tố bệnh đồng mắc 69 KẾT LUẬN 71 KIẾN NGHỊ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectChất lượng cuộc sốngvi_VN
dc.titleChất lượng cuộc sống của bệnh nhân lao đa kháng thuốc tại Hà Nội năm 2021vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ



Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.