Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3594
Title: GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ THANG ĐIỂM TRONG DỰ ĐOÁN TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA TRẺ CÓ BỆNH GAN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Authors: NGUYỄN, THÙY DUNG
Advisor: 1 .TS., Nguyễn Phạm Anh Hoa
2. TS., Trần Phan Ninh
Keywords: Nhi khoa;dự đoán;tăng áp lực tĩnh mạch cửa;trẻ có bệnh gan mạn tính
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: Tăng áp lực tĩnh mạch cửa (TALTMC) là tình trạng tăng áp lực trong lòng mạch của hệ tĩnh mạch cửa. Bình thường, áp lực tĩnh mạch cửa trong khoảng 5-10 mmHg.1 TALTMC hiếm gặp ở trẻ em, gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Trong nghiên cứu của Imanieh và cộng sự (2012) trên 45 trẻ, nguyên nhân TALTMC được chia làm 2 nhóm chính: tại gan, ngoài gan với tỷ lệ lần lượt là 93,3% và 6,7%.2 Bệnh lý gây TALTMC tại gan gồm: tắc mật, viêm gan, bệnh chuyển hóa, bệnh lý tự miễn, xơ gan bẩm sinh, xơ gan chưa rõ nguyên nhân (CRNN)… Bệnh lý gây TALTMC ngoài gan gồm: huyết khối tĩnh mạch cửa, huyết khối tĩnh mạch gan, dị dạng hệ tĩnh mạch cửa… Việc chẩn đoán nguyên nhân TALTMC có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra phác đồ điều trị và tiên lượng bệnh nhân. Sự xuất hiện tình trạng TALTMC là yếu tố tiên lượng xấu cho bệnh nhân mắc bệnh gan mạn tính. Một nghiên cứu thực hiện bởi Miga và cộng sự công bố rằng bệnh nhân teo mật bẩm sinh có tỷ lệ tử vong lên tới 50% tại thời điểm 6 năm kể từ đợt chảy máu tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản (TMTQ) đầu tiên.3 Chỉ định nội soi thực quản đúng thời điểm không chỉ có ý nghĩa chẩn đoán mà còn giúp can thiệp điều trị trong trường hợp cần thiết, là một trong những khâu quan trọng trong theo dõi và điều trị các bệnh nhân có bệnh gan mạn tính. Các chuyên gia gan mật chưa có ý kiến thống nhất về việc sàng lọc thường quy TALTMC thông qua nội soi tiêu hóa ở trẻ em. Trên thế giới đã có những nghiên cứu trên cả trẻ em và người lớn về những thang điểm có ý nghĩa dự đoán tình trạng TALTMC. Nghiên cứu của Park và cộng sự năm 2009 đã thiết lập thang điểm Risk score dựa trên số lượng tiểu cầu và nồng độ bilirubin huyết thanh để dự đoán TALTMC ở đối tượng người lớn mắc xơ gan do viêm gan virus và đánh giá thang điểm này cho kết quả diện tích dưới đường cong ROC (AUROC) là 0,82. Với AUROC trên 0,8, Risk score là một thang điểm có thể áp dụng tốt trên lâm sàng trong dự đoán TALTMC ở người lớn.4 Nghiên cứu của Isted và cộng sự năm 2015 đã khảo sát hàng loạt các chỉ số như APRI, VPR, CPR nhằm dự đoán giãn TMTQ ở 195 trẻ teo mật bẩm sinh đã phẫu thuật Kasai.5 Các thang điểm dự đoán được kỳ vọng giúp bác sĩ lâm sàng phân loại ưu tiên các bệnh nhân có chỉ định cần nội soi chẩn đoán và đề xuất những điều trị can thiệp cần thiết nhằm giảm thiểu các tai biến nặng nề như xuất huyết tiêu hóa (XHTH) do TALTMC. Ở Việt Nam còn ít các nghiên cứu về các thang điểm dự đoán TALTMC ở trẻ em mắc bệnh gan mạn tính. Nghiên cứu của Đoàn Thị Lan năm 2018 tiến hành hồi cứu trên 86 bệnh nhân TALTMC do nguyên nhân tại gan và ngoài gan đã được can thiệp điều trị nhằm tìm nguyên nhân TALTMC ở trẻ em đồng thời khảo sát một số chỉ số như số lượng tiểu cầu, APRI trong dự đoán giãn TMTQ.6 Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả có tới 84 bệnh nhân TALTMC và chỉ có 2 bệnh nhân không TALTMC, gây ảnh hưởng kết quả khảo sát giá trị dự đoán giãn TMTQ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Giá trị của một số thang điểm trong dự đoán tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ có bệnh gan mạn tính tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ tăng áp lực tĩnh mạch cửa theo nhóm nguyên nhân dựa trên nội soi tiêu hóa ở trẻ có bệnh gan mạn tính tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Tìm hiểu giá trị của một số thang điểm trong dự đoán tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ có bệnh gan mạn tính.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3594
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3109.pdf
  Restricted Access
1.87 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.