Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3575
Title: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐẶT LƯỚI NHÂN TẠO ĐƯỜNG TRƯỚC PHÚC MẠC TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Authors: ĐOÀN, ANH TÚ
Advisor: 1. PGS.TS., Trịnh Văn Tuấn
2. TS., Lê Việt Khánh
Keywords: Ngoại khoa;Kết quả điều trị;thoát vị bẹn;phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo đường trước phúc mạc
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: Thoát vị bẹn là loại thoát vị thành bụng hay gặp nhất. Theo ước tính có khoảng 5% dân số thế giới bị thoát vị thành bụng, thì TVB chiếm tới 75% trong số đó1. Trung bình toàn thế giới mỗi năm có trên 20 triệu ca phẫu thuật TVB và chỉ tính riêng ở Mỹ có khoảng 800000 trường hợp phẫu thuật TVB mỗi năm với chi phí lên đến 2 tỷ đô la2. Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua ống bẹn và điểm yếu thành bụng vùng bẹn. Phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn là một trong những phẫu thuật thường gặp nhất của ngoại tổng quát. Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có một thống kê toàn quốc về tình hình thoát vị bẹn nhưng theo Vương Thừa Đức chỉ tính riêng tại BV Bình Dân TP HCM trung bình mỗi năm mổ khoảng 300-400 TH3. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn được áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam: kinh điển là các kỹ thuật dùng mô tự thân để phục hồi thành bụng như kỹ thuật Bassini, McVay, Shouldie, … các kỹ thuật này còn có nhiều hạn chế do BN hay bị căng đau sau mổ và gặp nhiều khó khăn nếu cấu trúc tại chỗ bị phá hủy3. Để khắc phục nhược điểm này, vào năm 1958 Francis Usher đã sử dụng tấm lưới nhân tạo để vá vào chỗ yếu của thành bụng và tạo nên bước đột phá trong điều trị thoát vị bẹn4. Việc đặt lưới nhân tạo có thể thực hiện bằng mổ mở hoặc mổ NS, trong đó mổ NS ngày càng được các PTV ưa chuộng. Có 3 phương pháp PTNS hiện nay được các PTV sử dụng đó là đặt lưới trong phúc mạc (IPOM: intraperitoneal onlay mesh), đặt lưới tiền phúc mạc qua NS ổ bụng (TAPP: transabdominal Pre-peritoneal repair) và đặt lưới NS trước phúc mạc (TEP: total extraperitoneal repair). Ngày nay phương pháp TEP tỏ ra ưu điểm hơn vì đi hoàn toàn trước phúc mạc, không phải vào ổ bụng nên tránh được các biến chứng như tổn thương ruột, dính ruột sau mổ, hậu phẫu BN cũng ít đau và thời gian nằm viện ngắn hơn5,6. Tại Việt Nam, phẫu thuật nội soi đặt lưới hoàn toàn ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn bắt đầu được áp dụng từ đầu thập niên 20007. Phương pháp này cũng được áp dụng tại bệnh viện Việt Đức nhưng chưa thực sự phổ biến. Có một số nghiên cứu về thoát vị bẹn ở bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức như: “Kết quả điều trị thoát vị bẹn tái phát bằng phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo trước phúc mạc đường qua ổ bụng (TAPP) tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” năm 2018, “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi qua ổ phúc mạc đặt lưới nhân tạo điều trị thoát vị bẹn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức”, năm 2019 của Đỗ Mạnh Toàn. Tuy nhiên các nghiên cứu về TEP còn hạn chế. Để đóng góp thêm các kinh nghiệm về phẫu thuật nội soi hoàn toàn ngoài phúc mạc chúng tôi thực hiện đề tài: “Kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo đường trước phúc mạc tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức” với 2 mục tiêu: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình thái tổn thương của bệnh nhân thoát vị bẹn được phẫu thuật nội soi đặt lưới đường trước phúc mạc tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi của nhóm bệnh nhân trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3575
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3091.pdf
  Restricted Access
1.95 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.