Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3574
Title: KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ BỆNH CO THẮT TÂM VỊ THEO PHƯƠNG PHÁP HELLER- TOUPET
Authors: NGUYỄN, ĐỨC ANH
Advisor: 1.PGS.TS., PHẠM ĐỨC HUẤN
2 .TS., NGUYỄN HOÀNG
Keywords: Ngoại khoa;Đánh giá kết quả phẫu thuật;nội soi điều trị co thắt tâm vị;Heller- Toupet.
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: Co thắt tâm vị (achalasia) được Thomas Willis mô tả lần đầu tiên năm 1674, là bệnh rối loạn vận động của thực quản đặc trưng bởi triệu chứng chủ yếu là nuốt nghẹn, trào ngược, đau ngực và gầy sút cân. Nguyên nhân được cho rằng là do sự mất khả năng giãn của cơ thắt thực quản dưới, dẫn đến ứ đọng thức ăn tại thực quản và gây ra các triệu chứng1. Co thắt tâm vị là một bệnh ít gặp, ở Châu Âu tỉ lệ bệnh là 0,4- 0,6/100.000 dân. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, lứa tuổi thường gặp nhất là 30- 60 tuổi, tỉ lệ ở nam và nữ là như nhau. Ở Việt Nam, từ năm 1975- 1984 có 111 bệnh nhân co thắt tâm vị vào điều trị, trong đó nam chiếm 59% và nữ chiếm 41%. Tuổi thường gặp nhất là 15- 30 tuổi (56%)2. Nguyên nhân sinh bệnh co thắt tâm vị hiện nay còn chưa rõ ràng, quá trình viêm hạch thần kinh do đáp ứng miễn dịch của cơ thể được kích hoạt sau khi nhiễm virus được cho rằng là lý do khiến mất đi các neuron thần kinh tại thực quản, đặc biệt ở những bệnh nhân có gen nhạy cảm. Sự mất nhu động thực quản không chỉ dẫn đến tình trạng nuốt nghẹn, trào ngược, đau ngực và sút cân, mà còn làm tăng tỉ lệ tiến triển thành ung thư biểu mô thực quản. Chẩn đoán co thắt tâm vị dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng, trong đó đo áp lực thực quản hay bây giờ là đo áp lực thực quản độ phân giải cao (High-Resolution Manometry)3 là tiêu chuẩn vàng không những giúp chẩn đoán co thắt tâm vị kể cả trong giai đoạn sớm mà còn phân loại được các thể bệnh nhằm giúp lựa chọn và tiên lượng điều trị. Điều trị co thắt tâm vị gồm có 3 phương pháp chính4,5: - Điều trị nội khoa bằng các thuốc chống co thắt, tiêm Toxin Botulinum và nong thực quản bằng bóng6. - Phẫu thuật mở cơ tâm vị- thực quản (phẫu thuật Heller) là phương pháp mổ duy nhất điều trị co thắt tâm vị. Để đề phòng nguy cơ viêm thực quản trào ngược sau mổ, phẫu thuật mở cơ thường phối hợp với các thủ thuật chống trào ngược như khâu lại góc His hay các thủ thuật tạo van chống trào ngược. - Cắt cơ vòng thực quản qua nội soi đường miệng (POEM) là kĩ thuật nội soi mới, nhẹ nhàng, an toàn có hiệu quả cao nhưng cần các nhà nội soi tiêu hóa có kinh nghiệm7. Phẫu thuật Heller cổ điển lần đầu tiên được Ernest Heller công bố năm 1914, nhận thấy nguyên nhân gây nghẹn là cơ thắt TQ dưới, kĩ thuật này mục đích nhằm cắt cơ thắt thực quản dưới nhưng vẫn bảo tồn lớp niêm mạc, “giải phóng” đoạn nối thực quản- dạ dày, giải quyết nguyên nhân gây nghẹn. Năm 1986, lần đầu tiên phẫu thuật nội soi được công bố và ứng dụng trên người, và từ đó phẫu thuật nội soi đã ngày càng chứng tỏ tính ưu việt của mình như đường mổ nhỏ, hậu phẫu nhẹ nhàng, có thể thao tác được ở những vị trí hẹp mà kĩ thuật mổ mở truyền thống khó “chạm” đến, vv.... Phẫu thuật Heller qua nội soi kết hợp tạo van chống trào ngược lần đầu tiên được công bố vào năm 1993 bởi Arthur Rawlings và cộng sự. Ở Việt Nam, phẫu thuật này cũng đã được thực hiện bắt đầu từ những năm 50 của thế kỉ trước và đến nay đã được triển khai trong nhiều trung tâm phẫu thuật trong cả nước. Nhằm đánh giá lại kết quả của phẫu thuật này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị bệnh co thắt tâm vị theo phương pháp Heller- Toupet” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân co thắt tâm vị được điều trị bằng phẫu thuật nội soi theo phương pháp Heller- Toupet 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị co thắt tâm vị theo phương pháp Heller- Toupet.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3574
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3090.pdf
  Restricted Access
1.46 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.