Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3555
Title: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SAU ĐIỀU TRỊ NÚT MẠCH U CƠ TRƠN TỬ CUNG THEO BỘ CÂU HỎI UFS-QOL
Authors: NGUYỄN, VĂN THÚC
Advisor: NGUYỄN, XUÂN HIỀN
Keywords: Chẩn đoán hình ảnh;8720111
Issue Date: 2020
Abstract: Khái niệm "chất lượng cuộc sống"(quality of life) trước kia thường chỉ được nhắc đến trong lĩnh vực triết học, văn học và xã hội học. Gần đây, "chất lượng cuộc sống" được đề cập ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Trong y học, khái niệm này được cụ thể hóa thành "chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe" (health-related quality of life). Tổ chức y tế thế giới định nghĩa "chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe" là những ảnh hưởng do một bệnh, tật hoặc một rối loạn sức khỏe của một cá nhân đến sự thoải mái và khả năng hưởng thụ cuộc sống của cá nhân đó1,2 . Như vậy sức khỏe không chỉ được xem xét dưới góc độ y khoa thuần túy mà còn dưới góc độ tâm lý, xã hội và kinh tế. Ngày nay, để đo lường kết quả điều trị người ta sử dụng khái niệm "kết cục" (outcome) trong đó chất lượng cuộc sống (CLCS) cũng là một kết cục của điều trị3,4 . Nghiên cứu về CLCS cung cấp cho BN thêm thông tin về quá trình diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe sau điều trị, qua đó giúp họ cân nhắc giữa các phương pháp điều trị khác nhau, đồng thời giúp BN cải thiện khả năng thích nghi và hòa nhập với cuộc sống sau điều trị5,6 . U cơ trơn tử cung (UCTTC) là loại khối u lành tính, thường gặp ở phụ nữ. Bệnh không ảnh hường trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân7 . Có nhiều phương pháp điều trị UCTTC như phẫu thuật, liệu pháp hoomon, can thiệp nút mạch điều trị. Mỗi phương pháp điều trị đều có ưu điểm riêng của nó. Tuy hiên một phương pháp điều trị bảo tồn, ít xâm lấn mà đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng phục hồi và trở lại cuộc sống bình thường sẽ được các bệnh nhân ưu tiên lựa chọn. Điều trị bệnh nói chung, thường được quan tâm đến điều trị bảo tồn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Do đó vấn đề điều trị UCTTC 2 cũng đã đặt ra cho các nhà Sản phụ khoa cũng như Điện quang can thiệp cần chú trọng đến việc bảo tồn nhằm đảm bảo chức năng của tử cung cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh sau điều trị. Phương pháp nút động mạch trong điều trị UCTTC là một trong những phương pháp điều trị bảo tồn. Trên thế giới, nút động mạch tử cung trong điều trị UCTTC đã được thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước, cho đến nay phương pháp này đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới và FDA đã công nhận nó là một phương pháp điều trị UCTTC8,9,10 . Ở Việt Nam cũng không nằm ngoài sự phát triển về kỹ thuật tiên tiến trong Y học do đó khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai, và một số nơi khác đang thực hiện kỹ thuật nút động mạch tử cung trong điều trị u cơ trơn tử cung. Từ năm 2001 đến nay, tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Bạch đã thực hiện nút mạch đó điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân bị u cơ trơn tử cung bằng phương pháp nút động mạch tử cung. Hiện đã có hai luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về điều trị UXTC và hình ảnh siêu âm UXTC sau nút mạch, 1luận án Tiến sĩ:“Nghiên cứu ứng dụng phương pháp nút động mạch điều trị u cơ trơn tử cung”9 . Trên thế giới có nhiều đề tài nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u xơ tử cung8,11,12,13,14 . Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam chưa có 1 đề tài nào nghiên về CLCS của người bệnh sau điều tri UCTTC bằng phương pháp nút động mạch. Vì vậy chúng tôi mong muốn được thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi UFS-QOL” được tiến hành với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi UFS- QOL. 2. Nhận xét liên quan giữa kết quả điều trị nút mạch với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị u cơ trơn tử cung.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3555
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0617.pdf
  Restricted Access
2.54 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.