Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3547
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrịnh, Hồng Sơn-
dc.contributor.advisorNguyễn, Văn Hiến-
dc.contributor.authorNGUYỄN, THÚY AN-
dc.date.accessioned2022-02-24T09:03:14Z-
dc.date.available2022-02-24T09:03:14Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3547-
dc.description.abstractGhép gan là một trong những thành tựu quan trọng nhất của nền y học vào thế kỷ XX, đây là một phương pháp điều trị giúp kéo dài cuộc sống cho người bệnh bằng việc thay thế lá gan của người bệnh bằng một phần hoặc toàn bộ lá gan khỏe mạnh của người hiến 1 . Khác với những người bệnh mắc suy thận giai đoạn cuối, cuộc sống của họ có thể được kéo dài thêm nhờ có phương pháp chạy thận nhân tạo hay những người bệnh mắc suy tim có thể duy trì sự sống bằng việc cấy ghép tim nhân tạo thì hiện nay chưa có một loại máy móc nào có thể đảm nhiệm thay thế cho chức năng của gan. Cho tới khi nào những chiếc máy nhân tạo như vậy được phát minh, hay gan của động vật có thể ghép cho con người, hoặc lá gan mới có thể phát triển từ tế bào gốc thì ngày nay phương pháp ghép gan là lựa chọn điều trị duy nhất cho những người bệnh mắc bệnh gan giai đoạn cuối, đặc biệt là bệnh lý xơ gan mất bù có biến chứng2 . Uớc tính trên thế giới có khoảng 844 triệu người mắc bệnh gan giai đoạn cuối, số người bệnh tử vong là 2 triệu người/1 năm3 . Theo báo cáo quốc tế về hoạt động hiến ghép tạng của GODT (Global Observatory on Donation and Transplantation) năm 2017 cho thấy có 139.024 ca ghép tạng đã được thực hiện trong đó số ca ghép gan là 32.348 ca4 . Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 11.500 người bệnh mắc bệnh gan giai đoạn cuối đăng ký trong danh sách chờ ghép gan quốc gia. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 8.000 người bệnh trong số đó được ghép gan5 . Nguyên nhân là do người bệnh đã tử vong khi đang trong thời gian đợi tạng ghép và quan trọng hơn là sự khan hiếm nguồn tạng ghép từ người hiến sống/người hiến chết não/người hiến chết tim. Sự khan hiếm này đã làm cho nạn buôn bán tạng và du lịch ghép tạng diễn ra ngày càng nghiêm trọng không chỉ ở Mỹ mà ở nhiều nước trên thế giới 6 . Chính vì vậy, việc xây dựng danh sách chờ 2 ghép tạng quốc gia, dưới sự quản lý của nhà nước là cần thiết để nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch, chủ động trong hoạt động hiến, ghép tạng và hơn hết là sự công bằng cho người bệnh khi trong danh sách chờ tạng ghép. Tại Việt Nam, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người trực thuộc Bộ Y tế được thành lập từ năm 2013 với chức năng chính là tổ chức điều phối ghép mô, tạng trên cả nước và quản lý danh sách chờ ghép tạng Quốc gia. Số ca ghép tạng đã thực hiện được trên cả nước tính từ khi ca ghép tạng đầu tiên năm 1992 đến hết tháng 6/2020 là 5.068 ca, trong đó số ca ghép gan thực hiện được là 232 ca (159 ca ghép gan từ người hiến sống, 73 ca ghép gan từ người hiến chết não)7 . Theo một công bố của Bộ Y tế chỉ tính riêng năm 2007 có khoảng 1.500 người bệnh mắc bệnh gan giai đoạn cuối có chỉ định ghép gan8 . Các số liệu trên cho thấy nhu cầu người bệnh cần điều trị ghép gan tại Việt Nam là rất lớn thế nhưng thực tế số lượng người bệnh được ghép gan thì rất ít, nguyên nhân sâu xa cũng là do nguồn tạng hiến tặng từ những người hiến tạng sống, người hiến chết não, người hiến chết tim đang còn rất hạn chế. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, hiện có 08 bệnh viện có chức năng tổ chức ghép tạng là bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, bệnh viện Quân y 103, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện 198 – Bộ Công an và bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Việc tìm hiểu đặc điểm dịch tễ và nhu cầu ghép gan của những người bệnh có chỉ định ghép gan là cơ sở để xây dựng Danh sách chờ ghép gan Quốc gia đồng thời cũng là cơ sở đề xuất các các phương án dự phòng, chương trình can thiệp hỗ trợ người bệnh có chỉ định ghép gan. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu đặc điểm dịch tễ và nhu cầu điều trị ghép gan của những người bệnh có chỉ định ghép gan tại một số bệnh viện có chức 3 năng ghép trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học và nhu cầu ghép gan của người bệnh ở một số bệnh viện có chức năng ghép tạng tại thành phố Hà Nội năm 2020” với hai mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ của người bệnh có chỉ định ghép gan ở một số bệnh viện có chức năng ghép tạng tại thành phố Hà Nội năm 2020. 2. Tìm hiểu nhu cầu ghép gan của người bệnh có chỉ định ghép gan ở một số bệnh viện có chức năng ghép tạng tại thành phố Hà Nội năm 2020.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................4 1.1. Khái quát về giải phẫu, sinh lý gan và bệnh gan giai đoạn cuối...................4 1.2. Ghép gan .....................................................................................................5 1.2.1. Lịch sử ghép gan .......................................................................................5 1.2.2. Chỉ định, chống chỉ định ghép gan.............................................................7 1.2.3. Chi phí ghép gan......................................................................................15 1.3. Đặc điểm dịch tễ học bệnh gan trên thế giới và tại Việt Nam ....................17 1.3.1. Trên thế giới............................................................................................17 1.3.2. Tại Việt Nam...........................................................................................25 1.4. Nhu cầu ghép gan của người bệnh có chỉ định ghép gan trên thế giới và tại Việt Nam...........................................................................................................28 1.4.1. Trên thế giới............................................................................................28 1.4.2. Tại Việt Nam...........................................................................................29 1.5. Xây dựng danh sách người bệnh chờ ghép gan tại Việt Nam......................32 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................34 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...............................................................34 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu................................................................................34 2.1.2. Thời gian nghiên cứu...............................................................................34 2.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................34 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ................................................................................34 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ..................................................................................36 2.3. Mẫu và cách chọn mẫu ...............................................................................36 2.3.1. Cỡ mẫu....................................................................................................36 2.3.2. Cách chọn mẫu ........................................................................................37 2.4. Thiết kế nghiên cứu và quy trình thu thập số liệu .......................................38 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................38 2.4.2. Quy trình thu thập số liệu ........................................................................38 2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu ......................................................................39 2.6. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu...........................................................40 2.6.1. Công cụ thu thập số liệu ..........................................................................40 2.6.2. Kỹ thuật thu thập số liệu..........................................................................40 2.7. Quản lý, phân tích số liệu ...........................................................................41 2.8. Một số sai số có thể gặp và khống chế sai số trong nghiên cứu...................41 2.9. Đạo đức nghiên cứu....................................................................................42 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................43 3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của người bệnh có chỉ định ghép gan ở một số bệnh viện có chức năng ghép tạng tại thành phố Hà Nội năm 2020...................43 3.1.1. Đặc điểm chung của người bệnh nghiên cứu ...........................................43 3.1.2. Đặc điểm về tiền sử bệnh, xét nghiệm của người bệnh nghiên cứu..........49 3.1.3. Chẩn đoán và chỉ định ghép gan của người bệnh nghiên cứu...................53 3.2. Nhu cầu ghép gan của người bệnh có chỉ định ghép gan ở một số bệnh viện có chức năng ghép tạng tại thành phố Hà Nội năm 2020 ...................................55 3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................................55 3.2.2. Tìm hiểu nhu cầu ghép gan của người bệnh.............................................56 Chương 4. BÀN LUẬN ...................................................................................67 4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của người bệnh có chỉ định ghép gan ở một số bệnh viện có chức năng ghép tạng tại thành phố Hà Nội năm 2020...................67 4.2. Nhu cầu ghép gan của người bệnh có chỉ định ghép gan ở một số bệnh viện có chức năng ghép tạng tại thành phố Hà Nội năm 2020 ...................................74 KẾT LUẬN......................................................................................................81 KHUYẾN NGHỊ..............................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectY học dự phòngvi_VN
dc.subject8720163vi_VN
dc.titleĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ NHU CẦU GHÉP GAN CỦA NGƯỜI BỆNH Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN CÓ CHỨC NĂNG GHÉP TẠNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0609.pdf
  Restricted Access
1.96 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.