Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3546
Title: ĐẶC ĐIỂM ĐA HÌNH/ĐỘT BIẾN CÁC GEN MYH7, MYBPC3, TNNT2 VÀ TNNI3 Ở CÁC BỆNH NHÂN MẮC BỆNH CƠ TIM PHÌ ĐẠI
Authors: MAI, TRUNG ANH
Advisor: Phạm, Mạnh Hùng
Keywords: Tim mạch;8720107
Issue Date: 2020
Abstract: Bệnh cơ tim phì đại là một trong những bệnh lý di truyền tim mạch thường gặp nhất. Hậu quả là gây phì đại cơ tim mà không có giãn buồng tim, chức năng tâm thu thất trái đa phần vẫn trong giới hạn bình thường, nhưng có thể gây tắc nghẽn đường ra thất trái ở các mức độ khác nhau. Bệnh cơ tim phì đại là căn nguyên hàng đầu gây đột tử tim mạch ở các bệnh nhân trẻ dưới 35 tuổi. Bệnh lần đầu được mô tả bởi BS Donald Teare tại BV Saint George, London năm 19581,2 . Đây là bệnh lý có tính chất toàn cầu với nhiều báo cáo trên thế giới về tỷ lệ mắc bệnh khoảng 0,2% dân số (1/500), ước tính tại Hoa Kỳ có khoảng 600,000 người mắc bệnh2,3. Tại Việt Nam, chưa có báo cáo nào cụ thể về tỷ lệ mắc bệnh cơ tim phì đại, tuy nhiên cũng nếu với ước tính 0,2% dân số theo nhiều báo cáo trên thế giới, số người mắc bệnh có thể lên đến 180,000 người, một con số đáng kể so với một bệnh lý tim mạch di truyền có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như đột tử. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của công nghệ y sinh và việc ứng dụng công nghệ tin sinh vào thực hành mà đặc tính di truyền và cơ chế biểu hiện bệnh cơ tim phì đại ngày càng được làm sáng tỏ. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, từ phương pháp giải trình tự gen hoá học của Maxam và Gilbert năm 1977; cho tới khi các phương pháp giải trình tự gen thế hệ mới được ra đời (VD: phương pháp Pyrosequencing, Ion semiconductor, phương pháp của Illumina hay phương pháp phân tích tín hiệu đơn phân tử); không chỉ đơn thuần giúp các bác sĩ lâm sàng xác định được đặc tính di truyền của một số bệnh lý bẩm sinh do đột biến mà còn được ứng dụng triệt để vào y học cá thể hoá4 . Bệnh cơ tim phì đại (BCTPĐ) là một bệnh lý tim mạch di truyền với biểu hiện lâm sàng thầm lặng, từ không có triệu chứng hay khó thở khi gắng sức cho tới suy tim thậm chí là đột tử. Trên thế giới, việc ứng dụng các kĩ thuật giải trình tự gen thế hệ mới để phát hiện các đột biến gây BCTPĐ đã được thực hiện rộng rãi và cung cấp nhiều dữ liệu quý giá, hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh nhân. Hiện nay có ít nhất 11 gen đột biến gây bệnh được phát 2 hiện với hơn 2000 vị trí đã được công bố, trong đó đột biến trên 4 gen MYH7, MYBCP3, TNNT2 và TNNI3 là những đột biến thường gặp nhất (chiếm 80 - 90% các trường hợp đột biến gây BCTPĐ)5,6 . Trong thực tế, đại đa số bệnh nhân (trên 80%) có bệnh mà không có biểu hiện gì nên không phát hiện được sớm, những ca phát hiện được thường là đã muộn hoặc có biến chứng nặng. Việc phát hiện sớm bệnh, đặc biệt đối với những người thân bệnh nhân bị BCTPĐ (những người có nguy cơ mang gen gây bệnh và khả năng bị bệnh rất cao) có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc điều trị kịp thời ngăn ngừa biến chứng của bệnh7 . Tại Việt Nam, những nghiên cứu liên quan đến đặc điểm đột biến gen cũng như là đặc tính di truyền của BCTPĐ vẫn phần lớn chỉ dừng lại ở các trường hợp lâm sàng và xét nghiệm chỉ tập trung ở một số vị trí đột biến gen nhất định. Gần đây, tác giả Trần Vũ Minh Thư có báo cáo một nghiên cứu giải trình tự 23 gen gây BCTPĐ trên 104 bệnh nhân Việt Nam phát hiện tỉ lệ đột biến là 43,4% và gen MYBPC3 gặp đột biến với tỉ lệ cao nhất (16,8%). Tuy nhiên, nghiên cứu thực hiện chủ yếu tại miền Nam Việt Nam, nơi có thể đặc điểm nhân chủng học khác so với miền Bắc Việt Nam và được thực hiện trên số lượng thành viên gia đình chưa nhiều (58 so với 104 bệnh nhân), có thể chưa phản ánh hết được hết mô hình đột biến di truyền ở cộng đồng dân số người Việt Nam, đồng thời xác định được đặc tính di truyền và biểu hiện bệnh ở những thành viên họ hàng trong gia đình8 . Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đặc điểm đa hình/ đột biến các gen MYH7, MYBPC3, TNNT2 và TNNI3 ở các bệnh nhân mắc Bệnh cơ tim phì đại” với 2 mục tiêu chính: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân và các họ hàng của bệnh nhân mắc BCTPĐ. 2. Mô tả tính đa hình/ đột biến của các gen MYH7, MYBPC3, TNNT2 và TNNI3 ở những bệnh nhân và họ hàng của bệnh nhân mắc BCTPĐ.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3546
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0608.pdf
  Restricted Access
4.56 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.