Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3529
Title: ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM DÙNG XUNG ĐIỆN TENS TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG CẤP
Authors: BÙI, VIỆT THÀNH
Advisor: TS., BÙI TIẾN HƯNG
Keywords: Y học cổ truyền;điện châm dùng xung điện TENS;đau thắt lưng cấp;Đánh giá tác dụng điều trị
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: Đau thắt lưng là một bệnh phổ biến ở độ tuổi 35–55, là độ tuổi lao động chính của xã hội; hàng năm có tới 15–45% người trưởng thành bị đau thắt lưng và 5% trong số họ phải đi khám vì một đợt đau thắt lưng1. Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2016, đau thắt lưng nằm trong nhóm 10 bệnh gây suy giảm khả năng lao động và sinh hoạt2. Tại Việt Nam, đau thắt lưng chiếm 28,5% trong 10 bệnh đứng đầu gây mất chức năng. Đau thắt lưng kéo dài dưới 4 tuần được chẩn đoán là đau thắt lưng cấp, bệnh có tỷ lệ tái phát cao; 55% những người lần đầu tiên bị đau thắt lưng cấp sẽ bị tái phát trong vòng một năm sau đó. Mặc dù các đợt đau thắt lưng cấp có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nhưng chúng có xu hướng tăng tần suất tái phát và tăng mức độ trầm trọng của bệnh theo thời gian3. Các phương pháp điều trị bệnh đau thắt lưng cấp theo y học hiện đại thường dùng các thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ cùng các phương pháp không dùng thuốc như điện trị liệu, nhiệt trị liệu. Theo y học cổ truyền, đau thắt lưng thuộc phạm vi bệnh Yêu thống, phép điều trị dùng các bài thuốc y học cổ truyền, điện châm, xoa bóp bấm huyệt; trong đó điện châm và xoa bóp bấm huyệt có hiệu quả cao lại an toàn. Những năm gần đây, phục hồi chức năng đã có nhiều cải tiến mới, đặc biệt trong lĩnh vực điện trị liệu. Điện trị liệu (electro–therapy) là phương pháp sử dụng các dòng điện một chiều hoặc hai chiều, liên tục hoặc ngắt quãng, có biên độ, tần số, dạng xung khác nhau và cho hiệu quả điều trị khác nhau tùy vào tình trạng bệnh. Dòng điện xung là dòng phổ biến nhất hiện nay với nhiều dạng xung như dòng kiểu Nga, dòng Diadynamic, dòng Faradic, dòng Leduc, dòng TENS4,5,6,7. Trong đó, dòng điện xung TENS (Transcutaneous electrical nerve stimulation) là dòng điện xung điều trị đau đang được ưa chuộng trên thế giới, nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy TENS có hiệu quả giảm đau rõ rệt và nhanh chóng đối với đau thắt lưng cấp hoặc mạn8,9,10. Điện châm (electro–acupuncture) là phương pháp châm cứu kết hợp điện xung, lần đầu tiên được Roger de La Fuye đặt tên và đưa vào ứng dụng lâm sàng vào năm 1945. Tại Việt Nam, điện châm được đưa vào điều trị lâm sàng từ năm 196011. Tại các khoa hoặc các bệnh viện y học cổ truyền trong nước hiện nay, các dòng máy điện châm của Việt Nam hiện tại như máy 1592–ET, máy MEI-ĐC 0699… ứng dụng nguyên lý điện trị liệu cũ, chỉ có một dạng xung và chế độ phát xung điều trị nhất định, đa phần là dạng xung nghẹt. Hiện nay trên thị trường, nhiều thiết bị máy điện châm đã được cải tiến như: máy Hoa Đà SDZ–II, máy KWD–808 I… Các máy kể trên có nhiều cải tiến về dạng xung, chế độ phát xung đa dạng hơn12. Đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp sử dụng điện châm trong điều trị bệnh đau thắt lưng cấp, tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể về hiệu quả của việc sử dụng các dòng xung điện mới nói chung và dòng xung điện TENS nói riêng. Vì vậy nghiên cứu “Đánh giá tác dụng điều trị bằng phương pháp điện châm dùng xung điện TENS trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp” được đặt ra với mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm dùng xung điện TENS trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp tại Bệnh viện Châm cứu Trung Ương. 2. Nhận xét 1 số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp bằng điện châm dùng xung điện TENS tại Bệnh viện Châm cứu Trung Ương
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3529
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3073.pdf
  Restricted Access
1.59 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.