Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3526
Title: ỨNG DỤNG KỸ THUẬT FCM THẾ HỆ 2 TRONG THEO DÕI TỒN LƯU TỐI THIỂU BỆNH ĐAU TỦY XƯƠNG
Authors: NGUYỄN TĂNG, DIỆU TÚ
Advisor: 1. PGS.TS., LÊ XUÂN HẢI
2.TS., VŨ ĐỨC BÌNH
Keywords: Huyết học - Truyền máu;kỹ thuật FCM thế hệ 2;bệnh đa u tủy xương;Ứng dụng
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: Đa u tủy xương mặc dù là bệnh hiếm gặp nhưng hiện đứng thứ 2 trong số các bệnh lý huyết học ác tính, với gần 160.000 trường hợp mới được chẩn đoán trên toàn cầu mỗi năm1. Bệnh tiến triển nặng dần với biểu hiện là tổn thương xưởng và phá hủy các cơ quan, chưa có phương pháp điều trị triệt để, dẫn đến khoảng 106.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới 1. Bên cạnh đó, đặc trưng của đa u tủy xương là tính tái phát. Điều này đặt thử thách không nhỏ cho việc theo dõi đáp ứng sau điều trị cũng như theo dõi trong thời kỳ lui bệnh. Trong vài thập kỷ qua, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của các liệu pháp điều trị đa u tủy xương (như ghép tế bào gốc tự thân, điều trị bằng đáp ứng miễn dịch, điều trị đích …), bước nhảy vọt của việc theo dõi tình trạng bệnh chính là phát hiện bệnh tồn lưu tối thiểu (MRD: Minimal residual disease). Mục tiêu của MRD là đánh giá số lượng rất nhỏ các tế bào ác tính (tương bào) còn sót lại sau điều trị và suốt thời kỳ lui bệnh. Số tương bào ác tính tồn dư này mặc dù thấp dưới ngưỡng phát hiện của các phương pháp khảo sát hình thái tế bào thông thường, nhưng chúng vẫn có xu hướng tăng vọt và gây tái phát bệnh. Ngoài ra, do đặc điểm giải phẫu bệnh của đa u tủy rất đa dạng dẫn đến khó xác định tỷ lệ, hình thái tương bào tồn dư, khó phân biệt tương bào lành hay ác tính. Kỹ thuật tế bào dòng chảy (flow cytometry) có tính ưu việt trong việc đánh giá tồn lưu tối thiểu, dùng kháng thể đơn dòng để xác định và phân biệt giữa tăng sinh tương bào lành tính và ác tính dựa trên sự hiện diện của kháng nguyên bề mặt và dấu ấn miễn dịch. Với lợi thế phân tích đa thông số cùng lúc, tốc độ nhanh, độ nhạy và đặc hiệu cao, cho phép phát hiện 1 tế bào ác tính trên 100.000 tế bào tủy xương bình thường, kỹ thuật này đã được áp dụng rộng khắp trên thế giới và liên tục được cải tiến suốt nhiều năm qua. 2 Hướng đến giá trị thực tiễn là đánh giá được hiệu quả điều trị cho từng bệnh nhân, theo dõi tình trạng bệnh, giúp lựa chọn chiến lược điều trị thích hợp, chúng tôi tiến hành đề tài “Ứng dụng kỹ thuật FCM thế hệ 2 trong theo dõi tồn lưu tối thiểu bệnh đa u tủy xương”. Mục tiêu đề tài là: 1. Mô tả kiểu hình miễn dịch bệnh đa u tủy xương bằng phương pháp Flow cytometry thế hệ 2 tại viện Huyết học Truyền máu Trung ương. 2. Bước đầu phân tích giá trị xét nghiệm tồn lưu tối thiếu bằng Flow cytometry thế hệ 2 theo tiêu chuẩn IMWG
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3526
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3070.pdf
  Restricted Access
1.65 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.