Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3518
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorBùi, Văn Giang-
dc.contributor.authorNGUYỄN, THỊ HÀ-
dc.date.accessioned2022-02-23T08:08:29Z-
dc.date.available2022-02-23T08:08:29Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3518-
dc.description.abstractNhân lành tuyến giáp (NLTG) là bệnh lý rất phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ phát hiện NLTG từ 20%- 76% trong cộng đồng. Tại Việt Nam, tỷ lệ phát hiện NLTG gần đây tăng nhiều nhờ tầm soát bệnh bằng siêu âm vùng cổ. Mỗi năm có khoảng 115.000 người được khám và chữa bệnh NLTG 1 . Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị hoặc điều trị muộn, bướu giáp to ra có thể gây các triệu chứng chèn ép như khó thở, nuốt vướng, nuốt nghẹn, nói khàn…gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân. Vì vậy, việc gia tăng tỷ lệ phát hiện NLTG trên siêu âm cũng đòi hỏi cần phải lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, vừa có hiệu quả vừa có ít tai biến, biến chứng cho người bệnh. Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh lý NLTG gồm có: điều trị nội khoa, phẫu thuật và các biện pháp can thiệp như tiêm cồn, đốt laser, đốt sóng cao tần, trong đó điều trị nội khoa và phẫu thuật tỷ lệ tai biến, biến chứng khá cao so với các phương pháp khác 2 . Điều trị nội khoa bằng Levothyroxine có thể gây ra các triệu chứng cường giáp như lo lắng, hồi hộp, đổ mồ hôi, hoặc run, trong khi các biến chứng phẫu thuật bao gồm các biến chứng của vô cảm, nhược giáp thứ phát, và gây sẹo xấu ảnh hưởng thẩm mỹ 3… Trong những năm gần đây, điều trị NLTG bằng các biện pháp can thiệp đang ngày càng trở thành xu hướng phổ biến, thể hiện tính ưu việt so với các phương pháp điều trị truyền thống 4,5 . Phương pháp đốt sóng cao tần (Radiofrequency ablation – RFA) bắt đầu được áp dụng vào điều trị nhân tuyến giáp (NTG) từ năm 2002, trong đó chủ yếu là nhân lành. Nhiều nghiên cứu đã nhận định rằng RFA có tỷ lệ biến chứng thấp hơn so với điều trị nội khoa và phẫu thuật, bảo tồn được chức năng tuyến giáp, và rút ngắn thời gian 2 nằm viện 1, 6-7 . Đối với các nhân giáp kích thước lớn, RFA có thể sử dụng kỹ thuật "di chuyển kim" để đốt nhân giáp trong một lần chọc trong khi đốt nhân giáp bằng laser phải chọc kim lại nhiều lần 8,9 . Phương pháp này cũng không gây rò rỉ cồn làm tổn thương tổ chức xung quanh như phương pháp tiêm cồn 8, 10. Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu về đáp ứng sau điều trị cũng như các tai biến, biến chứng của kỹ thuật đốt sóng cao tần NLTG với các chỉ số đánh giá và quy mô khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay số lượng báo cáo về các vấn đề trên vẫn còn rất hạn chế. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân có nhân lành tuyến giáp trên 3cm. 2. Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật đốt sóng cao tần nhân lành tuyến giáp trên 3 cm.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................... 3 1.1. Giải phẫu tuyến giáp ............................................................................ 3 1.1.1. Giải phẫu đại thể ............................................................................ 3 1.1.2. Giải phẫu vi thể .............................................................................. 6 1.2. Sinh lý tuyến giáp ................................................................................ 7 1.2.1. Sinh tổng họp hormon T3, T4......................................................... 7 1.2.2. Tác dụng của T3, T4....................................................................... 8 1.2.3. Tác dụng của Calcitonin ................................................................. 8 1.2.4. Cơ chế hình thành Thyroglobulin và Anti Thyroglobulin ............... 8 1.3. Các giai đoạn hình thành NTG ............................................................. 8 1.4. Lâm sàng bệnh lý NTG ...................................................................... 10 1.4.1. Yếu tố nguy cơ ............................................................................. 10 1.4.2. Dấu hiệu lâm sàng ........................................................................ 10 1.5. Cận lâm sàng bệnh lý NTG ................................................................ 11 1.5.1. Siêu âm tuyến giáp, vùng cổ......................................................... 12 1.5.2. Tế bào học.................................................................................... 14 1.5.3. Sinh thiết tức thì 16 ...................................................................... 16 1.5.4. Mô bệnh học................................................................................. 16 1.5.5. Xét nghiệm hóa sinh..................................................................... 17 1.5.6. Các xét nghiệm khác .................................................................... 18 1.6. Chẩn đoán NLTG ............................................................................... 18 1.7. Một số phương pháp điều trị............................................................... 18 1.7.1. Phương pháp điều trị nội khoa 3 .................................................... 18 1.7.2. Phương pháp phẫu thuật ............................................................... 19 1.7.4. Tiêm cồn qua da ........................................................................... 20 1.7.4. Điều trị bằng laser ........................................................................ 20 1.7.5. Điều trị NLTG bằng phương pháp siêu âm hội tụ cường độ cao ... 20 1.8. Phương pháp đốt sóng cao tần ............................................................ 21 1.8.1. Nguyên lý cơ bản ......................................................................... 21 1.8.2. Chỉ định........................................................................................ 21 1.8.3. Các xét nghiệm cần làm trước khi tiến hành RFA ........................ 23 1.8.4. Kỹ thuật........................................................................................ 23 1.8.5. Tai biến, biến chứng .................................................................... 26 1.8.6. Diễn tiến sau điều trị NLTG bằng RFA ........................................ 29 1.9. Một số nghiên cứu về đốt sóng cao tần NLTG: .................................. 30 1.9.1. Một số nghiên cứu trên thế giới:................................................... 30 1.9.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam:.................................................... 31 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 33 2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 33 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ..................................................................... 33 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................... 33 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 33 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................... 33 2.2.2. Địa điểm....................................................................................... 33 2.2.3. Thời gian ...................................................................................... 33 2.2.4. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện............................... 33 2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu:......................................................................... 33 2.2.6. Quản lý và phân tích số liệu: ........................................................ 34 2.3. Các biến số nghiên cứu....................................................................... 34 2.3.1. Đặc điểm chung............................................................................ 34 2.3.2. Đặc điểm lâm sàng ....................................................................... 35 2.3.3. Đặc điểm cận lâm sàng................................................................. 35 2.3.4. Đặc điểm kỹ thuật RFA................................................................ 36 2.3.5. Đánh giá hiệu quả can thiệp.......................................................... 36 2.4. Các bước tiến hành kỹ thuật ............................................................... 38 2.4.1. Chuẩn bị....................................................................................... 38 2.4.2. Các bước tiến hành kỹ thuật ......................................................... 39 2.4.3. Theo dõi và xử trí tai biến............................................................. 41 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu: ................................................................. 41 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 43 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng NTG .............................................. 43 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................... 43 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng ....................................................................... 44 3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng................................................................. 46 3.2. Hiệu quả điều trị NTG bằng phương pháp đốt sóng cao tần..................... 49 3.2.1. Một số đặc điểm kỹ thuật điều trị đốt sóng cao tần ....................... 49 3.2.2. Hiệu quả điều trị sau đốt sóng cao tần .......................................... 51 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.......................................................................... 58 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng NTG. ............................................. 58 4.1.1. Đặc điểm chung:........................................................................... 58 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng. ...................................................................... 59 4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng................................................................. 61 4.2. Kết quả điều trị NTG bằng phương pháp đốt sóng cao tần...................... 68 4.2.1. Một số đặc điểm về kỹ thuật đốt sóng cao tần: ............................. 68 4.2.2. Hiệu quả sau điều trị đốt sóng NTG ............................................. 71 4.2.3. Mức độ đau và biến chứng của phương pháp đôt sóng cao tần. .... 77 KẾT LUẬN................................................................................................. 80 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectChẩn đoán hình ảnhvi_VN
dc.subject8720111vi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT ĐỐT SÓNG CAO TẦN NHÂN LÀNH TUYẾN GIÁP TRÊN 3 CMvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0602.pdf
  Restricted Access
2.26 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.