Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3515
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Thị Quỳnh Nga-
dc.contributor.authorPHẠM, THỊ MAI-
dc.date.accessioned2022-02-23T08:08:00Z-
dc.date.available2022-02-23T08:08:00Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3515-
dc.description.abstractTăng glucose máu một vấn đề thường gặp ở đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh và phổ biến hơn ở trẻ đẻ non (ĐN) và nhẹ cân. Tỷ lệ trẻ sơ sinh rất nhẹ cân là từ 4% đến 8% trẻ sinh ra sống nhưng tỷ lệ tử vong của nhóm này chiếm khoảng một phần ba tỷ lệ tử vong trong thời kỳ sơ sinh. 1 Nhiều trẻ trong số này không dung nạp glucose dẫn đến tăng glucose máu. Có nghiên cứu cho thấy trẻ có trọng lượng lúc sinh nhỏ hơn 1100g có nguy cơ tăng glucose máu gấp 18 lần trẻ sơ sinh nặng hơn 2000g. 2 Mặc dù, tăng glucose máu chiếm tỷ lệ cao ở trẻ ĐN và nhẹ cân, nhưng đến nay chưa có định nghĩa rõ ràng về tăng glucose máu ở trẻ sơ sinh. 3 Đẻ non là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong sinh bệnh học của tăng glucose máu. Ngoài ra, nồng độ cao các chất trung gian hóa học như cytokine và catecholamine gây kháng insulin, sự gia tăng sản xuất glucose ở gan, các tế bào beta của tuyến tụy non nớt chưa đủ khả năng hoạt động bài tiết insulin gây nên tình trạng thiếu hụt insulin tương đối. 4 Một số yếu tố ảnh hưởng glucose máu ở trẻ sơ sinh liên quan trong quá trình mang thai và cuộc đẻ bao gồm: tuổi thai, cân nặng lúc sinh, điểm Apgar, mẹ dùng steroid trước sinh, mẹ mắc các bệnh lý nặng như: nhiễm trùng huyết, shock nhiễm khuẩn… Sau khi sinh, trong quá trình điều trị trẻ được sử dụng các thuốc như: truyền dung dịch glucose lớn hơn so với nhu cầu, truyền dung dịch lipid tốc độ cao và sớm, dùng corticoid, cafein, stress… chậm cho ăn đường miệng có thể gây tăng glucose máu ở trẻ sơ sinh. 5 Tăng glucose máu thường gặp ở trẻ sơ sinh 3-5 ngày tuổi, tuy nhiên cũng có thể kéo dài đến 10 ngày tuổi và thường tự điều chỉnh trong vòng 2-3 ngày. 6 Tăng glucose máu xảy ra ở trẻ sơ sinh rất nhẹ cân đã được tìm thấy liên quan tới các biến chứng liên quan như: xuất huyết não thất (XHNT), bệnh 2 võng mạc trẻ đẻ non (BVMĐN), nhiễm trùng huyết khởi phát muộn, viêm ruột hoại tử (VRHT), kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong7… Không những vậy, các biến chứng còn để lại những di chứng nặng nề như ảnh hưởng đến thị lực, phát triển tinh thần - vận động… của trẻ. Khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương là cơ sở tiếp nhận và điều trị nhiều trẻ đẻ non rất nhẹ cân đặc biệt là nhóm trẻ đẻ non dưới 32 tuần. Những bệnh nhân này được xem là đối tượng có nguy cơ cao xuất hiện tăng glucose máu trong quá trình điều trị. Xác định được các yếu tố nguy cơ của tăng glucose máu ở những bệnh nhân này giúp bác sĩ sẽ có những biện pháp dự phòng và can thiệp sớm nhằm tránh những di chứng nặng nề cho người bệnh. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định tần suất và một số yếu tố liên quan đến tăng glucose máu ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần” nhằm hai mục tiêu: 1. Xác định tần suất tăng glucose máu ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần tại bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến tăng glucose máu ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 3 1.1. Đặc điểm trẻ đẻ non.............................................................................. 3 1.1.1. Định nghĩa...................................................................................... 3 1.1.2. Dịch tễ học trẻ đẻ non..................................................................... 3 1.2. Tăng glucose máu ở trẻ đẻ non............................................................. 4 1.2.1. Khái niệm tăng glucose máu ở trẻ đẻ non ....................................... 4 1.2.2. Các phương pháp đo glucose máu .................................................. 5 1.2.3 Sinh lý bệnh tăng glucose máu ở trẻ đẻ non..................................... 6 1.2.4. Nguyên nhân tăng glucose máu ở trẻ đẻ non................................. 14 1.2.5 .Triệu chứng lâm sàng tăng glucose máu ở trẻ đẻ non ................... 19 1.2.6. Biến chứng tăng glucose máu ở trẻ đẻ non ................................... 19 1.3. Các nghiên cứu về điều trị tăng glucose máu ở trẻ đẻ non .................. 20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 23 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ..................................................................... 23 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................... 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 23 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................... 23 2.2.2. Cỡ mẫu......................................................................................... 23 2.2.3. Quy trình thực hiện....................................................................... 24 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 27 2.3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ......................................... 27 2.3.2. Các yếu tố liên quan tăng glucose máu......................................... 27 2.4. Xử lý số liệu....................................................................................... 31 2.5. Sai số và khống chế sai số .................................................................. 31 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................. 31 2.7. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................ 33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 34 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ............................................... 34 3.2. Tần suất mắc tăng glucose máu ở trẻ đẻ non....................................... 35 3.2.1.Tần suất mắc tăng glucose máu của đối tượng nghiên cứu ............ 35 3.2.2 Tần suất mắc tăng glucose máu của đối tượng nghiên cứu theo tuổi thai ................................................................................................... 35 3.2.3 Tần suất mắc tăng glucose máu của đối tượng nghiên cứu theo cân nặng.................................................................................................. 36 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng glucose máu của trẻ đẻ non... 36 3.3.1. Liên quan giữa tăng glucose máu và một số đặc điểm chung........ 37 3.3.2. Liên quan giữa tăng glucose máu và đặc điểm bệnh lý nền của mẹ .....38 3.3.3. Liên quan giữa tăng glucose máu và đặc điểm bệnh lý của con .... 38 3.3.4. Đặc điểm lâm sàng của trẻ đẻ non liên quan đến tăng glucose máu.....39 3.3.5 Liên quan giữa các chỉ số nhiễm trùng với tăng glucose máu ........ 40 3.3.6 Xác định yếu tố tiên lượng độc lập nguy cơ tăng glucose máu ở trẻ sơ sinh non tháng............................................................................ 41 3.3.7. Đặc điểm điện giải đồ của trẻ đẻ non có tăng glucose máu ........... 41 3.3.8. Liên quan giữa tăng glucose máu và các thủ thuật can thiệp vào trẻ. ...42 3.3.9. Liên quan giữa ngày tuổi của trẻ ĐN và tăng glucose máu ........... 43 3.3.10. Liên quan tốc độ truyền glucose trong dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch và tăng glucose máu ....................................................................... 44 3.3.11. Liên quan thời gian bắt đầu nuôi dưỡng đường tiêu hóa với tăng glucose máu.................................................................................... 45 3.3.12. Liên quan giữa các biến chứng thường gặp ở trẻ đẻ non với tăng glucose máu.................................................................................... 45 3.3.13. Mối liên quan thời gian điều trị với tăng glucose máu...................46 3.3.14. Mối liên quan tỷ lệ tử vong với tăng glucose máu ...................... 47 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................... 48 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................... 48 4.1.1. Đặc điểm giới tính, tuổi thai và cân nặng lúc sinh của đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 48 4.1.2. Phương pháp sinh......................................................................... 49 4.2. Tần suất tăng glucose máu ở trẻ đẻ non .............................................. 50 4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng glucose máu của trẻ đẻ non. 51 4.3.1. Liên quan giữa tăng glucose máu ở sơ sinh và tuổi thai và cân nặng. ..51 4.3.2 Mối liên quan giữa ngày tuổi và tăng glucose máu ở trẻ đẻ non..... 52 4.3.3 Mối liên quan giữa giới tính và tăng glucose máu ở trẻ đẻ non...... 53 4.3.4. Mối liên quan giữa bệnh lý nền của mẹ và tăng glucose máu ở trẻ đẻ non............................................................................................. 53 4.3.5. Sử dụng steroid trước sinh và tăng glucose máu ở trẻ đẻ non ....... 54 4.3.6. Mối liên quan nuôi dưỡng tĩnh mạch và tăng glucose máu ........... 54 4.3.7. Bệnh màng trong và tăng glucose máu. ........................................ 56 4.3.8. Nhiễm khuẩn sơ sinh và tăng glucose máu ở trẻ đẻ non................ 57 4.3.9. Rối loạn điện giải và tăng glucose máu ở trẻ đẻ non..................... 59 4.3.10. Các biện pháp can thiệp trong quá trình điều trị liên quan đến tăng glucose máu ở trẻ đẻ non ................................................................ 59 4.3.11. Nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa liên quan đến tăng glucose máu ở trẻ đẻ non........................................................................................ 60 4.3.12. Các biến chứng liên quan đến tăng glucose máu ở trẻ đẻ non. .... 61 4.3.13. Tăng glucose máu liên quan đến kết cục điều trị của trẻ đẻ non.. 64 KẾT LUẬN................................................................................................. 65 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectNhi khoavi_VN
dc.subject8720106vi_VN
dc.titleXÁC ĐỊNH TẦN SUẤT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG GLUCOSE MÁU Ở TRẺ ĐẺ NON DƯỚI 32 TUẦNvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0599.pdf
  Restricted Access
3.06 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.