Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3511
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorBùi, Văn Lệnh-
dc.contributor.advisorLê, Tuấn Linh-
dc.contributor.authorĐINH, VĂN THƯ-
dc.date.accessioned2022-02-23T08:07:24Z-
dc.date.available2022-02-23T08:07:24Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3511-
dc.description.abstractTrong và sau phẫu thuật, đau là triệu chứng làm cho bệnh nhân lo lắng, sợ hãi. Đau gây cảm giác khó chịu, làm cản trở hô hấp và vận động của bệnh nhân, ảnh hưởng không tốt tới tâm lý người bệnh, đau trong và sau sau mổ hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của các bác sĩ đồng thời là của người bệnh 1 . Đau gây ra hàng loạt các rối loạn tại chỗ và toàn thân như tăng các stress của cơ thể với tổn thương, gây rối loạn nội tiết, chuyển hóa, hô hấp và tuần hoàn dẫn đến một số biến chứng sớm có thể gặp như tăng huyết áp, loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, xẹp phổi, suy hô hấp. Đau sau mổ ảnh hưởng đến sự phục hồi của bệnh nhân, vấn đề sử dụng thêm các thuốc giảm đau opioid và các tác dụng phụ của thuốc giảm đau, đau kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí cho bệnh nhân 2 . Chất lượng vô cảm tốt, giảm đau sau mổ tốt quyết định không nhỏ tới việc lựa chọn phương pháp điều trị, hiệu quả của cả quá trình điều trị, mức độ thành công và độ hài lòng của bệnh nhân với phương pháp điều trị. Giảm đau sau mổ là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết được đặt ra 3 . Tán sỏi mật qua da (TSMQD) hiện là phương pháp mới được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân sỏi đường mật với rất nhiều ưu điểm như xâm lấn tối thiểu, tránh được một cuộc phẫu thuật cho bệnh nhân, không cần tiến hành gây mê, giảm được các nguy cơ biến chứng của phẫu thuật gây mê, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng. TSMQD hiện ngày càng phổ biến và đang nhận được mối quan tâm rất lớn từ cả phía bác sĩ và bệnh nhân 4 . Vấn đề đau sau tán sỏi mật cũng là một trong những vấn đề quan trọng để quyết định thành công của phương pháp. 2 Các kĩ thuật giảm đau bằng phương pháp gây tê vùng dưới hướng dẫn của siêu âm có ưu điểm hiệu quả tốt, kéo dài, dễ thực hiện, ít biến chứng đang ngày càng được áp dụng phổ biến với mục đích giảm đau cho bệnh nhân phẫu thuật vùng ngực bụng, với mục đích giảm liều thuốc nhóm morphin toàn thân, giảm lượng paracetamol, NSAIDS sử dụng, đặc biệt ở các BN có bệnh lí gan mật, xơ gan, sử dụng paracetamol có thể gây nặng hơn tình trạng suy gan của BN. Các kĩ thuật gây tê khoang cơ dựng gai (ESP block), gây tê cơ vuông thắt lưng (QL block), gây tê mặt phẳng ngang bụng (TAP block), gây tê ngoài màng cứng dưới hướng dẫn của siêu âm, trong đó kĩ thuật gây tê mặt phẳng khoang cơ dựng sống được đánh giá là có hiệu quả khả quan với phẫu thuật vùng gan mật 5, 6 . Kĩ thuật giảm đau bằng gây tê khoang cơ dựng gai (ESP block – Erector Spinae Plane Block) dưới hướng dẫn của siêu âm được thực hiện lần đầu vào năm 2016 bởi Maurucio Forero ở Canada trong việc giảm đau thành ngực cấp và mạn tính, với việc đưa một lượng thuốc gây tê vào vị trí khoang cơ dựng gai vị trí ngang đốt sống ngực D5 nhằm mục đích giảm đau thành ngực ở bệnh nhân gãy xương sườn do ung thư di căn 7 , sau đó phương pháp được thử nghiệm ở một số phẫu thuật như cắt bỏ vú toàn bộ, phẫu thuật thực quản, thoát vị thành bụng, ghép gan… mang lại hiệu quả tốt trong giảm đau trong mổ và giảm việc sử dụng thêm opioid sau mổ trong 12 giờ 8 . Với kĩ thuật tương đối đơn giản và dễ thực hiện, ít biến chứng, kĩ thuật này đang ngày càng được áp dụng nhiều trong các phẫu thuật vùng ngực bụng. Việc đánh giá hiệu quả thực tế, các tác dụng phụ và tai biến của phương pháp này đang được nghiên cứu thêm trên thế giới. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về phương pháp gây tê khoang cơ dựng gai dưới hướng dẫn của siêu âm ở bệnh nhân TSMQD nhằm mục đích giảm đau cho bệnh nhân trong và sau tán sỏi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành 3 nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả giảm đau của phương pháp gây tê khoang cơ dựng gai dưới hướng dẫn của siêu âm ở bệnh nhân tán sỏi mật qua da” tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Với mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả giảm đau của phương pháp gây tê khoang cơ dựng gai dưới hướng dẫn của siêu âm ở bệnh nhân tán sỏi mật qua da. 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giảm đau của phương pháp gây tê khoang cơ dựng gai dưới hướng dẫn của siêu âm ở bệnh nhân tán sỏi mật qua da.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 4 1.1. Một số khái niệm về đau.......................................................................... 4 1.1.1. Định nghĩa đau ................................................................................. 4 1.1.2. Ảnh hưởng của đau sau phẫu thuật ................................................... 4 1.1.3. Cơ chế gây đau ................................................................................. 5 1.1.4. Lượng giá cường độ đau bằng thang điểm VAS ............................... 9 1.2. Các phương pháp giảm đau trong phẫu thuật và can thiệp vùng ngực - bụng 10 1.3. Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả giảm đau của ESP block trong phẫu thuật vùng ngực – bụng ........................................................................... 11 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 11 1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................... 12 1.3. Phương pháp gây tê khoang cơ dựng gai - ESP block ........................... 13 1.3.1. Định nghĩa...................................................................................... 13 1.3.2. Giải phẫu ứng dụng khoang cơ dựng gai ...............................................13 1.3.3. Cơ chế phương pháp ESP block ..................................................... 17 1.3.4. Chỉ định, chống chỉ định kĩ thuật ESP block ................................... 19 1.3.5. Kỹ thuật ESP block ........................................................................ 19 1.3.6. Biến chứng ESP block .................................................................... 20 1.3.7. Thuốc gây tê vùng .......................................................................... 23 1.4. Phương pháp giảm đau tại chỗ và tĩnh mạch......................................... 25 1.4.1. Gây tê tại chỗ ................................................................................. 25 1.4.2. Giảm đau đường tĩnh mạch. ............................................................ 26 1.5. Tán sỏi đường mật qua da xuyên nhu mô gan dưới hướng dẫn DSA. ... 28 1.5.1. Đại cương....................................................................................... 28 1.5.2. Thực hiện kỹ thuật .......................................................................... 28 1.5.3. Tai biến .......................................................................................... 29 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 30 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 30 2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 30 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ...................................................... 30 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 31 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 31 2.3.2. Cỡ mẫu........................................................................................... 31 2.3.3. Phương tiện nghiên cứu.................................................................. 31 2.3.4. Quy trình thực hiện ......................................................................... 32 2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu........................................................... 36 2.5. Thu thập số liệu .................................................................................... 40 2.6. Xử lý số liệu ......................................................................................... 40 2.7. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ............................................................ 40 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 41 3.1. Đặc điểm bệnh nhân ............................................................................. 41 3.1.1. Phân bố về tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI ..................................... 41 3.1.2. Phân bố bệnh lý sỏi mật.................................................................. 42 3.1.3. Đánh giá kĩ thuật tán sỏi mật qua da ............................................... 43 3.2. Kết quả giảm đau của ESP Block ......................................................... 45 3.2.1. Đánh giá kết quả giảm đau qua thang điểm VAS............................ 45 3.2.2. Các thuốc gây tê tại chỗ và giảm đau sử dụng trong quá trình tán sỏi .... 47 3.2.3. Các thuốc giảm đau sử dụng trong 48 giờ sau tán sỏi ..................... 49 3.2.4. Thời gian từ lúc tán sỏi đến lúc ra viện ........................................... 50 3.3. Đặc điểm kĩ thuật ESP block và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giảm đau: ................................................................................................. 50 3.3.1. Ảnh hưởng của đặc điểm chung BN: tuổi, cân nặng, chiều cao. ..... 50 3.3.2. Ảnh hưởng của giới......................................................................... 51 3.3.3. Phân bố về sỏi đường mật ............................................................... 52 3.3.4. Số cổng tán sỏi và lưu cổng tán sỏi Amplatz .................................. 53 3.3.5. Phân bố về thời gian tán sỏi ............................................................ 54 3.3.6. Biến chứng trong và sau của quá trình tán sỏi ................................. 55 3.3.7. Đặc điểm kĩ thuật ESP block .......................................................... 56 3.3.8. Liều lượng thuốc gây tê ESP block. ................................................ 56 3.3.9. Biến chứng của ESP block .............................................................. 57 3.3.10. Tác dụng không mong muốn ........................................................ 57 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN .......................................................................... 58 4.1. Đặc điểm của hai nhóm đối tượng nghiên cứu ...................................... 58 4.1.1. Phân bố BN theo tuổi, cân nặng, chiều cao, BMI............................ 58 4.1.2. Phân bố BN theo chiều cao, cân nặng, BMI .................................... 58 4.1.3. Phân bố về bệnh lý sỏi mật ............................................................. 58 4.2. Đánh giá kĩ thuật tán sỏi mật qua da:.................................................... 59 4.2.1. Số thì tán sỏi ................................................................................... 59 4.2.2. Số đường hầm tán sỏi ..................................................................... 59 4.2.3. Thời gian tán sỏi............................................................................. 60 4.3. Đánh giá kết quả giảm đau của phương pháp ESP block dưới hướng dẫn của siêu âm ở BN TSMQD ...................................................................... 60 4.3.1. Mức độ đau của hai nhóm BN trong và sau quá trình tán sỏi.......... 60 4.3.2. Lượng thuốc giảm đau tại chỗ và đường tĩnh mạch giữa hai nhóm . 61 4.3.3. Thời gian từ lúc tán sỏi đến ra viện ................................................. 63 4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giảm đau của phương pháp ESP block...... 64 4.5.1. Đánh giá yếu tổ đặc điểm BN: tuổi, cân nặng, chiều cao ................ 64 4.5.2. Phân bố về đặc điểm sỏi mật ảnh hưởng đến mức độ đau:.............. 64 4.5.3. Đặc điểm thời gian chờ từ lúc gây tê xong đến lúc tán sỏi và thời gian tán sỏi ....................................................................................................... 65 4.5.4. Ảnh hưởng của số lượng cổng tán sỏi, lưu Amplatz của BN ........... 66 4.5.5. Ảnh hưởng của biến chứng sau tán sỏi mật qua da lên mức độ đau của bệnh nhân ................................................................................................. 68 4.5.6. Mức độ lan của hai nhóm và liều thuốc sử dụng ............................. 69 KẾT LUẬN ................................................................................................ 71 KHUYẾN NGHỊ........................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectChẩn đoán hình ảnvi_VN
dc.subject8720111vi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIẢM ĐAU CỦA PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ KHOANG CƠ DỰNG GAI DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN TÁN SỎI MẬT QUA DAvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0595.pdf
  Restricted Access
2.41 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.