Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3472
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS. NGUYỄN, THỊ NGỌC LAN | - |
dc.contributor.advisor | TS. NGUYỄN, HUY BÌNH | - |
dc.contributor.author | VŨ, NGỌC MINH | - |
dc.date.accessioned | 2022-02-23T03:40:14Z | - |
dc.date.available | 2022-02-23T03:40:14Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3472 | - |
dc.description.abstract | Loãng xương là một bệnh phổ biến được đặc trưng bởi khối lượng xương thấp với sự phát vỡ vi cấu trúc của xương, dẫn tới tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là cổ xương đùi, cột sống, cổ tay, xương chậu 1 . Ước tình có khoảng 9 triệu trường hợp gãy xương do loãng xương trên toàn thế giới vào năm 2000, trong đó 1,6 triệu là cổ xương đùi, 1,7 triệu là ở cẳng tay, 1,4 triệu là gãy xương cột sống lâm sàng 2 . Gãy cổ xương đùi và cột sống có liên quan đến làm tăng tỷ lệ tử vong từ 10-20% 1,3. Gãy xương có thể dẫn đến thay đổi mô hình bệnh tật (giảm khả năng vận động, trầm cảm, sống phụ thuộc, đau mạn tính), làm tiêu tốn chi phí điều trị và là gánh nặng cho gia đình và xã hội 4,5 . Theo Tổ chức loãng xương quốc tế (IOF – International Osteoporosis Foundation) trên thế giới cứ 1 trong 3 phụ nữ và 1 trong 5 nam giới từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ bị gãy xương. Trên thực tế, gãy xương do loãng xương được ước tính xảy ra cứ sau mỗi 3 giây 6 . Vì vậy việc điều trị loãng xương nhằm tránh biến chứng gãy xương đã được triển khai trên phạm vi toàn cầu trên cơ sở chẩn đoán dựa trên số đo mật độ xương (MĐX). Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng gãy xương không chỉ xảy ra trên bệnh nhân bị loãng xương mà còn xảy ra ở người có mật độ xương bình thường: 74% nam, 55% ở nữ. Và có nhiều yếu tố không phải MĐX góp phần gây ra nguy cơ gãy xương 7–11 . Việc tầm soát các yếu tố nguy cơ của mỗi cá thể bệnh nhân và điều trị dựa trên số đo mật độ xương kèm theo các yếu tố nguy cơ đã được khuyến cáo tại nhiều quốc gia. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã đề xuất mô hình tiên lượng gãy xương và mô hình FRAX của WHO đã được nghiên cứu và áp dụng tại nhiều quốc gia. Gần đây mô hình QFracture đã được phát triển bởi 2 các bác sĩ và các nhà nghiên cứu ở Anh với việc sử dụng nhiều yếu tố của nguy cơ gãy xương kết hợp với nhau để ước tính nguy cơ gãy xương của mỗi cá thể mà không cần phải đo mật độ xương. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về việc áp dụng các mô hình dự đoán xác suất gãy xương xong chưa có kiểm chứng. Đặc biệt, còn ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả của mô hình QFracture trong dự đoán nguy cơ gãy xương, nhất là các bệnh nhân có nhiều yếu tố liên quan kết hợp. Do vậy, đề tài: “Áp dụng mô hình QFracture đánh giá nguy cơ gãy xương” được thực hiện với hai mục tiêu: 1. Khảo sát nguy cơ gãy xương theo mô hình QFracture ở bệnh nhân trên 40 tuổi đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai. 2. So sánh khả năng dự báo nguy cơ gãy xương của mô hình QFracture với mô hình FRAX có đo mật độ xương. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 3 1.1 Đại cương về loãng xương và dự báo nguy cơ gãy xương do loãng xương. 3 1.1.1 Định nghĩa loãng xương................................................................. 3 1.1.2 Dịch tễ học của loãng xương và gãy xương do loãng xương .......... 4 1.1.3 Phân loại loãng xương.................................................................... 5 1.1.4 Cơ chế loãng xương nguyên phát ................................................... 5 1.1.5 Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh ................................................... 7 1.1.6 Các yếu tố và nguy cơ gây giảm mật độ xương và loãng xương..... 9 1.1.7 Loãng xương trên lâm sàng .......................................................... 11 1.1.8 Các phương pháp chẩn đoán loãng xương.................................... 11 1.1.9 Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương .............................................. 14 1.2 Gãy xương do loãng xương và các mô hình dự báo nguy cơ gãy xương. 15 1.2.1 Đặc điểm gãy xương do loãng xương........................................... 15 1.2.2 Nguy cơ tuyệt đối của gãy xương do loãng xương ....................... 17 1.2.3 Các mô hình dự báo nguy cơ gãy xương do loãng xương............. 17 1.3 Các nghiên cứu về đánh giá nguy cơ gãy xương với các mô hình ....... 23 1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới về mô hình QFracture ..................... 23 1.3.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 24 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 25 2.1 Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 25 2.2 Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 25 2.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 25 2.4 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 25 2.5 Cỡ mẫu và chọn mẫu .......................................................................... 26 III 2.5.1 Cỡ mẫu ........................................................................................ 26 2.5.2 Chọn mẫu..................................................................................... 26 2.6 Biến số và chỉ số nghiên cứu............................................................... 26 2.7 Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu ................................................... 28 2.8 Tổ chức và quy trình thu thập số liệu .................................................. 34 2.9 Xử lý và phân tích số liệu ................................................................... 35 2.10 Sai số và cách khống chế sai số ......................................................... 35 2.10.1 Sai số nhớ lại............................................................................... 35 2.10.2 Sai số thu thập thông tin/ sai số phỏng vấn.................................. 35 2.10.3 Sai số thực hiện ........................................................................... 35 2.11 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...................................................... 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 37 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.................................................... 37 3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu................................... 37 3.1.2 Phân bố mật độ xương theo T-Score ............................................ 39 3.1.3 Mật độ xương............................................................................... 40 3.2 Dự báo xác suất gãy xương theo mô hình QFracture........................... 40 3.2.1 Xác suất gãy xương trung bình trong 10 năm............................... 40 3.2.2 Xác suất gãy xương trung bình 10 năm của mô hình QFracture tới theo tuổi................................................................................................. 41 3.2.3 Xác suất gãy xương trung bình 10 năm của mô hình QFracture tới theo BMI................................................................................................ 41 3.2.4 Xác suất gãy xương trung bình 10 năm của mô hình QFracture tới theo mật độ xương T-Score .................................................................... 42 3.2.5 Mối tương quan giữa xác suất gãy xương 10 năm theo QFracture và điểm T-Score.......................................................................................... 43 IV 3.2.6 Mối liên quan giữa xác suất gãy xương trung bình 10 năm của mô hình QFracture và số năm mãn kinh....................................................... 44 3.2.7 Mối liên quan giữa phân tầng nguy cơ gãy xương và các yếu tố nguy cơ .................................................................................................. 44 3.3 So sánh khả năng dự báo nguy cơ gãy xương của QFracture so với mô hình FRAX có MĐX................................................................................. 47 3.3.1 Mối tương quan giữa gãy xương chung của mô hình QFracture và FRAX .................................................................................................... 47 3.3.2 Mối tương quan giữa gãy xương hông của mô hình QFracture và FRAX .................................................................................................... 48 3.3.3 Xác suất gãy xương trung bình 10 năm theo tuổi.......................... 49 3.3.4 Mối liên quan giữa xác suất gãy xương trung bình 10 năm và mật độ xương T-Score .................................................................................. 50 3.3.5 Mối liên quan giữa xác suất gãy xương trung bình 10 năm và số năm mãn kinh......................................................................................... 51 3.3.6 Phân tầng nguy cơ gãy xương 10 năm tới..................................... 52 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.......................................................................... 55 4.1 Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu .......................................... 55 4.1.1 Đặc điểm chung ........................................................................... 55 4.1.2 Tỷ lệ loãng xương ........................................................................ 55 4.1.3 Mật độ xương trung bình.............................................................. 56 4.2 Nguy cơ gãy xương theo mô hình QFracture ...................................... 56 4.2.1 Xác suất gãy xương trung bình 10 năm ........................................ 57 4.2.2 Tuổi ............................................................................................. 57 4.2.3 Chỉ số BMI .................................................................................. 58 4.2.4 Mật độ xương............................................................................... 58 4.2.5 Điểm T-Score............................................................................... 59 V 4.2.6 Số năm mãn kinh ......................................................................... 59 4.2.7 Phân tầng nguy cơ gãy xương và các yếu tố nguy cơ ................... 61 4.3 Dự báo gãy xương của mô hình QFracture so với mô hình FRAX có đo mật độ xương ............................................................................................ 62 4.3.1 Xác suất gãy xương trung bình..................................................... 62 4.3.2 Mối tương quan giữa hai mô hình ................................................ 63 4.3.3 Xác suất gãy xương 10 năm theo tuổi và mật độ xương T-Score.. 64 4.3.4 Xác suất gãy xương 10 năm mãn kinh của hai mô hình và số năm mãn kinh ................................................................................................ 65 4.3.5 Phân tầng nguy cơ gãy xương ...................................................... 65 KẾT LUẬN................................................................................................. 68 KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Nội khoa | vi_VN |
dc.subject | 8720107 | vi_VN |
dc.title | ÁP DỤNG MÔ HÌNH QFRACTURE ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ GÃY XƯƠNG | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0577.pdf Restricted Access | 2.6 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.