Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3470
Title: ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VIÊM NÃO VI RÚT VÀ THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN, 2017-2018
Authors: LÊ, ĐỨC THỊNH
Advisor: PGS.TS. TRẦN, NHƯ DƯƠNG
PGS.TS. ĐÀO, THỊ MINH AN
Keywords: Y học dự phòng;8720163
Issue Date: 2020
Abstract: Viêm não là một tình trạng viêm của nhu mô não, biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng thần kinh – tâm thần khu trú hoặc lan toả. Viêm não do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên thuật ngữ viêm não thường được hiểu là tình trạng viêm não gây nên do vi rút. Đây là một tình trạng bệnh lý nặng nề đe doạ tính mạng bệnh nhân. Hậu quả viêm não vi rút để lại thường là những di chứng về thần kinh hoặc tâm thần vĩnh viễn, kể cả tử vong 1 . Viêm não vi rút (VNVR) là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng xảy ra trên toàn thế giới với tỷ lệ tử vong cao. Một số nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ mắc VNVR dao động từ 3,5 - 7,4 trường hợp trên 100000 bệnh nhân/ năm, tỷ lệ này ở trẻ em cao hơn ở người lớn, khoảng trên 16 trường hợp trên 100000 bệnh nhân/ năm 2,3 . Tác nhân gây viêm não hiện nay đã được xác định chủ yếu là do nhiễm vi rút, sự phân bố vi rút gây viêm não là khác nhau trên thế giới do tính chất địa lý và khí hậu. Trên thế giới đã ghi nhận có tới trên 100 loại vi rút gây viêm não, trong đó phổ biến là nhóm vi rút Arbo và Herpes simplex 4 . Các tác nhân này đã gây ra nhiều vụ dịch VNVR như dịch viêm não do vi rút Coxsackie B5 tại Trung Quốc năm 20115 , dịch Viêm não Nhật Bản (VNNB) tại Hàn Quốc năm 20106 , dịch viêm não do vi rút Tây sông Nile tại Ấn Độ năm 2011,…7 . Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại khu vực châu Á, trong những năm gần đây, trung bình hàng năm có hơn 133.000 trẻ em nhập viện do viêm não vi rút, trong đó một phần tư các ca bệnh là do vi rút VNNB gây ra 8 . Ở Việt Nam, mỗi năm cả nước có từ 2500 đến 3000 trường hợp mắc viêm não vi rút. Bệnh thường gặp ở trẻ em với với độ tuổi khác nhau tuỳ theo căn nguyên, trong đó vi rút VNNB là căn nguyên thường gặp nhất chiếm khoảng 30% - 40% 9 . Chính vì vậy, việc sử dụng vắc xin VNNB để dự phòng bệnh đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997 cho trẻ 2 em từ 1-5 tuổi với tỷ lệ bao phủ vắc xin ngày càng cao. Do đó, số trường hợp mắc VNVR được giảm từ 2.000 đến 3.000 trường hợp hàng năm trước những năm 2000 xuống còn 1.200- 1.500 trường hợp mỗi năm. Trong vài năm trở lại đây, mặc dù đã có nhiều công tác chủ động trong phòng chống dịch, tuy nhiên bệnh viêm não do vi rút đang có xu hướng gia tăng trở lại. Khu vực miền núi phía Bắc là những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của viêm não vi rút trong đó nổi bật là các tỉnh vùng Tây Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lào Cai 9 . Điện Biên là một tỉnh miền núi có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tương đối lạnh và ít mưa, đây là điều kiện thích hợp cho các bệnh viêm não phát triển. Theo kết quả giám sát viêm não vi rút giai đoạn 2011-2015 của hệ thống giám sát thường xuyên, Điện Biên là tỉnh đã ghi nhận có số ca mắc viêm não vi rút cao với 353 ca tương đương với tỷ lệ mắc VNVR trên 100.000 dân là 67.1. Trong đó, tỷ lệ mắc VNNB lâm sàng là 10,9/100.000 dân, trên 80% số ca còn lại chưa xác định được tác nhân 9 . Tỷ lệ tiêm đủ 3 mũi vắc xin VNNB tại tỉnh còn chưa đồng đều giữa các huyện/thị, các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên Đông tỷ lệ tiêm còn thấp. Với những lý do và tính cần thiết như trên, tôi đã triển khai đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm dịch tễ học viêm não vi rút và thực trạng tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản tại tỉnh Điện Biên, 2017-2018” được thực hiện với những mục tiêu cụ thể như sau: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học của các trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút tại tỉnh Điện Biên. 2017-2018. 2. Xác định căn nguyên của các trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút tại tỉnh Điện Biên, 2017-2018. 3. Mô tả thực trạng tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản ở trẻ em dưới 5 tuổi tại tỉnh Điện Biên, 2017-2018
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3470
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0575.pdf
  Restricted Access
2.13 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.