Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3440
Title: THỰC TRẠNG TỰ KỲ THỊ CỦA NAM TIÊM CHÍCH MA TÚY NHIỄM HIV TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020
Authors: NGUYỄN, HOÀI THU
Advisor: PGS.TS. Lê, Minh Giang
Keywords: Y học dự phòng;8720163
Issue Date: 2020
Abstract: Gần 40 năm đã trôi qua kể từ khi các nhà khoa học phát hiện ra virus gây bệnh AIDS, 30 năm kể từ khi phát hiện bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam. Nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu thuốc và điều trị, AIDS không còn được coi là án tử hình. Trong 3 thập kỷ qua, đấu tranh với HIV còn là “mặt trận kép”, đấu tranh với kỳ thị và phân biệt đối xử. Thời điểm HIV bùng phát, sự kỳ thị, xấu hổ, mất lòng tin, phân biệt đối xử và tự kỳ thị đã nảy nở và gieo vào lòng người. Tại Việt Nam nghiện chích ma túy là một trong những nguyên nhân chính gây bùng phát dịch HIV. Kết quả giám sát trọng điểm HIV năm 2015 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy vẫn là cao nhất trong các nhóm nguy cơ cao. Vì vậy người nhiễm HIV mà lại là người có tiêm chích ma túy khó tránh khỏi sự kỳ thị của mọi người với bản thân họ. Tuy nhiên, ngoài sự kỳ thị từ những người xung quanh đối với họ thì chính bản thân họ cũng tự kỳ thị mình. Tự kỳ thị của người tiêm chích ma túy nhiễm HIV là sự tự kỳ thị kép bao gồm tự kỳ thị hành vi tiêm chích ma túy và tự kỳ thị do bị nhiễm HIV. Bên cạnh là người mang trạng thái bệnh lý, cần được chia sẻ để chữa bệnh thì họ còn là người mang dấu ấn về khác biệt chuẩn mực đạo đức xã hội thậm chí vi phạm pháp luật, gây ra nhiều việc ảnh hưởng và tổn hại đến trật tự an ninh xã hội và cuộc sống an bình của cộng đồng. Mặt khác, việc người nghiện từ bỏ được ma túy cũng rất chật vật, tái nghiện thường xuyên dẫn đến cộng đồng không tin là họ có thể cai được. Khi không nhận được sự cảm thông, giúp đỡ của cộng đồng có thể người nhiễm, họ trở nên bi quan, chán nản, thậm chí có những hành vi tiêu cực. Để đạt được mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030, chúng ta đã phổ biến thông điệp K=K (không phát hiện bằng không lây truyền) – đây là chiến lược quan trọng giúp giảm và tiến tới chấm dứt kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, và các hoạt động truyền thông tích cực khác giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về HIV, tạo ra sự cảm 2 thông, chia sẻ1 . Chỉ thị số 10/CT-BYT ngày 26/12/2017 về việc tăng cường hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế giúp gỡ bỏ những rào cản tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho người nhiễm2 . Các hoạt động nhằm chấm dứt kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng với người nhiễm HIV đang được quan tâm, kỳ thị và phân biệt đối xử chưa được xóa bỏ nhưng đã và đang giảm dần trong cộng đồng. Mặt khác bản thân người nhiễm HIV, người tiêm chích ma túy nhiễm HIV họ có đang tự kỳ thị bản thân, tự xây một bức tường ngăn cách tách mình ra khỏi cộng đồng, e ngại khi tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Các nghiên cứu trước đây về vấn đề kỳ thị chủ yếu tập trung vào vấn đề sự kỳ thị và phân biệt đối xử của gia đình, xã hội đối với người nghiện chích ma túy nhiễm HIV mà có ít nghiên cứu về vấn đề lớn mà đối tượng này thường xuyên gặp phải và các hoạt động phòng chống HIV/AIDS quan tâm trong tương lai đó là sự tự kỳ thị bản thân của người bệnh. Để góp phần cung cấp các thông tin hữu ích trong việc xây dựng kế hoạch can thiệp phù hợp nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt ở đối tượng tiêm chích ma túy, chúng tôi tiến hành đề tài “Thực trạng tự kỳ thị của nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV tại thành phố Hà Nội năm 2020", với các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tự kỳ thị của nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV tại thành phố Hà Nội năm 2020 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tự kỳ thị của nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV tại thành phố Hà Nội năm 2020
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3440
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0545.pdf
  Restricted Access
1.97 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.