Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3434
Title: THỰC TRẠNG NGHIẾN RĂNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2019 - 2020
Authors: LÊ, MỸ LINH
Advisor: PGS.TS. VÕ TRƯƠNG NHƯ, NGỌC
Keywords: NGHIẾN RĂNG;CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG;Răng Hàm Mặt
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Y Hà Nội
Abstract: Một trong những vấn đề lâm sàng phổ biến trong nha khoa hiện nay là tình trạng nghiến răng. Chúng ta đã biết, nghiến răng thường xảy ra trong khi ngủ và gây ra các tác động xấu lên hệ thống nhai. Trên thực tế, nghiến răng không chỉ xảy ra trong khi ngủ mà còn xuất hiện khi thức, trong trạng thái tập trung quá mức, giận dữ hay quá căng thẳng,... là những thời điểm chúng ta không nhận thức được. Theo các nghiên cứu trên thế giới, nghiến răng khi ngủ xuất hiện phổ biến trong cộng đồng với tỷ lệ 12,8 ± 3,1% ở người trưởng thành nói chung, còn tỷ lệ nghiến răng khi thức là từ 22,1% đến 31%.1 Nghiến răng có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, ở cả trẻ em và người lớn, càng ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa.2 Nghiến răng tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt thông một số biến chứng như mòn răng, gãy vỡ các phục hình răng, rối loạn chức năng khớp thái dương hàm, đau cơ vùng hàm mặt,… Do vậy, việc xem xét thói quen cận chức năng này là thật cần thiết trong chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị trước khi thực hiện bất kỳ can thiệp nha khoa nào. Nghiến răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như yếu tố thần kinh, liên quan đến tiền sử dùng thuốc hay một bệnh lý toàn thân khác,… Trong đó chứng nghiến răng mà bệnh nhân có thể tự phát hiện đã được chứng minh có mối liên quan chặt chẽ với căng thẳng, tự kỉ, sự không thỏa mãn, gián đoạn giấc ngủ, ngủ không đủ giấc hay mất ngủ.3,4 Trên thế giới đã có các nghiên cứu dịch tễ học về nghiến răng, một số yếu tố liên quan đến nghiến răng cũng như ảnh hưởng của nghiến răng đến chất lượng cuộc sống. Tuy vậy, phần lớn các nghiên cứu có độ tuổi của các đối tượng trong nghiên cứu chênh lệch khá lớn (từ 18-80 tuổi) ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu do từng độ tuổi có đặc điểm nghiến răng khác nhau.5,6 Bên cạnh đó, mặc dù nghiến răng là một vấn đề thường gặp và có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, nhưng nghiến răng ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề mới, chưa có nghiên cứu chính thức nào về các đặc điểm của nghiến răng và ảnh hưởng của nó tới chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng. Do vậy cần một nghiên cứu về thực trạng nghiến răng và tác động của nó đến chất lượng cuộc sống trên nhóm đối tượng cụ thể ở cùng độ tuổi. Không như những ngành khác, để đáp ứng được yêu cầu của ngành Y, sinh viên các trường Y - Dược nói chung và sinh viên trường Đại học Y Hà Nội nói riêng là đối tượng chịu áp lực học tập tương đối cao. Sinh viên học năm thứ năm là nhóm đối tượng có nhiều khả năng phải đối mặt với nhiều áp lực học tập, do đây là năm học sinh viên học luân chuyển nhiều chuyên khoa. Với lịch học lâm sàng dày kín, bên cạnh việc học và thi trên lớp, sinh viên còn phải học lâm sàng tại bệnh viện, tham gia trực thường xuyên khiến sinh viên phải chịu nhiều căng thẳng, áp lực trong học tập cũng như trong cuộc sống. Điều này là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến nghiến răng. Điều này là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến việc nghiến răng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng nghiến răng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm 2019 - 2020” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng nghiến răng và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Y5 trường Đại học Y Hà Nội năm 2019 - 2020. 2. Nhận xét sự ảnh hưởng của nghiến răng đến chất lượng cuộc sống của nhóm đối tượng nghiên cứu trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3434
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS3042.pdf
  Restricted Access
1.47 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.