Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3420
Title: ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MULTIPLEX PCR PHÁT HIỆN GEN MCR- KHÁNG COLISTIN Ở CÁC CHỦNG ESCHERICHIA COLI PHÂN LẬP TỪ CÁC TRANG TRẠI GÀ TẠI YÊN NAM, DUY TIÊN, HÀ NAM (6/2019-5/2020)
Authors: HOÀNG THỊ MAI, HƯƠNG
Advisor: TS.BS. TRẦN HUY, HOÀNG
Keywords: Kỹ thuật xét nghiệm y học
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học y Hà Nội
Abstract: Hiện nay, vi khuẩn kháng kháng sinh là vấn đề nghiêm trọng tác động đến sức khỏe của con người trên toàn thế giới. Nhiều báo cáo cho thấy vi khuẩn đã kháng lại kháng sinh ở mức độ nguy hiểm. Các kháng sinh thế hệ đầu tiên hầu như không được lựa chọn để điều trị trong nhiều trường hợp, các kháng sinh thế hệ mới như cephalosporin thế hệ 3, 4, kháng sinh nhóm carbapenem cũng đang mất dần hiệu lực do sự lây lan nhanh chóng của các chủng vi khuẩn kháng thuốc.1, 2 Trong những năm gần đây, colistin là kháng sinh cuối cùng được khuyến cáo sử dụng để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram âm đa kháng kháng sinh gây ra. Tuy nhiên do tình trạng lạm dụng quá nhiều colistin, nhất là trong chăn nuôi làm xuất hiện và lan truyền các gen đề kháng colistin ở gia súc, gia cầm. Năm 2015, Liu và cộng sự đã công bố sự xuất hiện gen mcr-1 trên plasmid có thể lan truyền gen đề kháng colistin trên người và động vật ở Quảng Đông, Trung Quốc. Sau đó, các chủng vi khuẩn Gram âm trong đó có Escherichia coli mang gen mcr-1 được phát hiện ở Mỹ, Brazil và nhiều quốc gia khác.3,4,5 Hiện nay, các biến thể mcr- (mcr-2, mcr-5) kháng colistin cũng đã được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, một số nhóm nghiên cứu đã tìm thấy các chủng Escherichia coli mang gen mcr-1 kháng colistin ở trong môi trường, thực phẩm, nước và ở người.6,7 Kỹ thuật PCR đơn mồi được các nhóm nghiên cứu sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu phát hiện gen mcr- do có nhiều ưu điểm như: chi phí đầu tư nghiên cứu thấp, trang thiết bị đơn giản, hóa chất rẻ tiền, dễ dàng phân tích kết quả. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, PCR đơn mồi có nhược điểm là: mỗi phản ứng PCR đơn mồi chỉ sử dụng được một cặp mồi đặc trưng cho DNA cần khuếch đại, khả năng ngoại nhiễm lớn do thao tác nhiều lần. Với kỹ thuật PCR đa mồi, các chuỗi gen của cùng một hay nhiều đối tượng khác nhau đều có thể nhân lên đồng thời, bằng cách sử dụng nhiều cặp mồi đặc hiệu trong cùng một phản ứng. Mỗi một cặp mồi đặc hiệu sẽ tìm kiếm chính xác vùng gen đích và nhân vùng gen đó lên để cho sản phẩm. Dựa trên những ưu điểm này của PCR đa mồi, chúng tôi tiến hành ứng dụng kỹ thuật Multiplex PCR để phát hiện đồng thời cùng một lúc ba biến thể mcr (mcr-1, mcr-2, mcr-5) nhằm giảm thiểu nhân lực, giá thành, tiết kiệm thời gian. Ở Việt Nam, phần lớn những nghiên cứu chỉ tập trung vào kiểu hình kháng kháng sinh của các chủng E. coli phân lập từ bệnh viện, chưa có nhiều nghiên cứu về các chủng E. coli mang gen mcr- kháng colistin và mức độ nhạy cảm với colistin của chúng ở cộng đồng, nhất là các chủng tồn tại trên gia cầm. Vì vậy, cần thiết tiến hành các nghiên cứu có tính hệ thống để có những số liệu khoa học về sự tồn tại của các gen này trên vật nuôi, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ lan truyền kháng thuốc của vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe con người. Chính vì lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng kỹ thuật Multiplex PCR phát hiện gen mcr- kháng colistin ở các chủng Escherichia coli phân lập từ các trang trại gà tại Yên Nam, Duy Tiên, Hà Nam (6/2019 – 5/2020)” với hai mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ mang gen mcr- kháng colistin của Escherichia coli phân lập từ trang trại gà tại Yên Nam, Duy Tiên, Hà Nam. 2. Xác định tính nhạy cảm với colistin của các chủng Escherichia coli mang gen mcr- phân lập được.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3420
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0475 Hương - in nop.pdf
  Restricted Access
1.46 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.