Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3383
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLê Thị Thu Hà-
dc.contributor.authorNguyễn Việt Hà-
dc.date.accessioned2022-02-08T09:02:12Z-
dc.date.available2022-02-08T09:02:12Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3383-
dc.description.abstractĐặt vấn đề: Internet ngày nay là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của hầu hết mỗi người. Bên cạnh lợi ích mà nó đem lại, việc sử dụng Internet không đúng cách gây ra nhiều tác hại về sức khỏe thể chất, tâm thần và xã hội, cần được sự quan tâm chú ý của đa ngành. Hiện nay ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu:” Thực trạng sử dụng Internet ở người bệnh nội trú từ 10 đến 24 tuổi tại Viện Sức khỏe Tâm thần” với mục tiêu: “Mô tả thực trạng sử dụng Internet của người bệnh nội trú từ 10 đến 24 tuổi tại Viện Sức khỏe Tâm thần”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có hồi cứu 109 người bệnh nội trú từ 10- 24 tuổi tại Viên Sức khỏe Tâm thần từ tháng 8/2020- 8/2021. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng Internet ở quần thể nghiên cứu là 100%. Tuổi bắt đầu sử dụng Internet là 10,92 ± 2,92.Thời gian sử dụng Internet trung bình trên 3h mỗi ngày chiếm tỷ lệ cao (51,3-71,6%), trong đó thời gian nhiều nhất lên đến 15h/ngày. Công cụ để sử dụng Internet nhiều nhất là thiết bị di động (98,2%). Nội dung sử dụng được lựa chọn sử dụng nhiều nhất là mạng xã hội (51,37%), chơi trò chơi điện tử trực tuyến (26,6%), xem video trực tuyến (14,68%). Tỷ lệ nghiện Internet trong nhóm người bệnh nghiên cứu theo tiêu chuẩn lâm sàng là 43,1%. Trong các triệu chứng rối loạn sử dụng Internet, “Sử dụng Internet trong một khoảng thời gian dài hơn dự định” chiếm tỷ lệ cao nhất (63,3%). Trạng thái cai Internet xuất hiện ở 93,6% người bệnh nghiện Internet ở quần thể nghiên cứu, và nhiều nhất là bồn chồn, bất an, chiếm tỷ lệ 68,1%. Yếu tố nguy cơ tăng tỷ lệ nghiên Internet ở người trẻ tuổi là: nam giới với mục đích sử dụng ưu tiên là trò chơi điện tử (p=0,042, OR=3,73), thời gian sử dụng ≥3h/ngày (p<0,01, OR=16,43), rối loạn nghiêm trọng chức năng gia đình (theo thang APGAR) (p<0,01, OR=4,97), bố mẹ khuyến khích sử dụng Internet (p<0,01, OR=31,48), bố mẹ sử dụng Internet nhiều (p<0,01, OR=6,15) và các triệu chứng ám ảnh, triệu chứng cơ thể, nhạy cảm cá nhân trên ngưỡng bất thường theo thang SCL-90.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Internet và thực trạng sử dụng Internet 3 1.1.1. Khái niệm Internet 3 1.1.2. Lịch sử hình thành và xu hướng phát triển của Internet 3 1.1.3. Lợi ích, tác hại của Internet 4 1.1.4. Thực trạng sử dụng Internet: 8 1.1.5. Các mức độ sử dụng Internet 10 1.1.6. Đặc điểm Nghiện Internet 12 1.2. Các yếu tố liên quan đến rối loạn sử dụng Internet 17 1.2.1. Giới tính 17 1.2.2. Tuổi 18 1.2.3. Thời gian sử dụng 18 1.2.4. Mục đích sử dụng 18 1.2.5. Gia đình 19 1.2.6. Các rối loạn tâm thần liên quan 19 1.3. Đặc điểm lứa tuổi 10-24 tuổi 20 1.3.1. Khái niệm, thuật ngữ 20 1.3.2. Sự phát triển não bộ ở thanh thiếu niên 21 1.4. Tình hình nghiên cứu 22 1.4.1. Thế giới 22 1.4.2. Việt Nam 23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu 24 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 24 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu 24 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 24 2.2.3. Cách chọn mẫu 25 2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 25 2.2.6. Quy trình nghiên cứu 28 2.3. Các chỉ số, biến số nghiên cứu 28 2.4. Xử lý và phân tích số liệu 30 2.4.1. Thống kê mô tả 30 2.4.2. Thống kê suy luận 30 2.5. Sai số, hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục 30 2.5.1. Sai số và cách khắc phục 30 2.5.2. Hạn chế trong nghiên cứu 30 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32 3.1. Đặc điểm chung của nhóm người bệnh nghiên cứu 32 3.1.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 32 3.1.2. Các rối loạn tâm thần được chẩn đoán tại Viện Sức khỏe Tâm thần 33 3.2. Thực trạng sử dụng Internet của nhóm người bệnh nghiên cứu 34 3.2.1. Thực trạng sử dụng Internet 34 3.2.2. Các đặc điểm rối loạn sử dụng Internet 40 3.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng Internet ở nhóm nghiên cứu 44 Chương 4: BÀN LUẬN 51 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 51 4.1.1. Một số đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu 51 4.1.2. Tỷ lệ các rối loạn tâm thần khi vào viện ở nhóm người bệnh nghiên cứu 52 4.2. Thực trạng sử dụng Internet ở nhóm người bệnh nghiên cứu 52 4.2.1. Mức độ sử dụng Internet 52 4.2.1. Độ tuổi bắt đầu sử dụng Internet 54 4.2.2. Thời gian sử dụng Internet trung bình 55 4.2.4. Công cụ sử dụng Internet 57 4.2.5. Mục đích sử dụng Internet 58 4.2.5. Mục đích sử dụng Internet ưu tiên 58 4.2.6. Tần suất sử dụng Internet theo mục đích 59 4.2.7. Kết quả thang điểm CIAS 60 4.2.8. Các biểu hiện của rối loạn sử dụng Internet 60 4.2.10. Triệu chứng cơ thể 62 4.2.11. Một số biểu hiện về tập tính, thói quen 63 4.2.12. Suy giảm chức năng cá nhân, nghề nghiệp, xã hội. 65 4.2.13. Triệu chứng cai Internet 66 4.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng Internet ở nhóm nghiên cứu 66 4.3.1. Mối liên quan giới tính và nghiện Internet 67 4.3.2. Mối liên quan giữa thời gian sử dụng và nghiện Internet 68 4.3.3. Mối liên quan giữa tuổi và nghiện Internet 68 4.3.4. Mối liên quan giữa triệu chứng tâm thần theo thang điểm SCL-90 và nghiện Internet 69 4.3.5. Mối liên quan giữa yếu tố hoàn cảnh gia đình và nghiện Internet 71 4.3.6. Mối liên quan giữa thái độ của gia đình về việc sử dụng Internet với nghiện Internet : 72 4.3.7. Mối liên quan giữa các rối loạn tâm thần theo chẩn đoán vào viện với nghiện Internet 73 KẾT LUẬN 74 KHUYẾN NGHỊ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectsử dụng Internetvi_VN
dc.subject10 đến 24 tuổivi_VN
dc.titleTHỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET CỦA NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ TỪ 10 ĐẾN 24 TUỔI TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦNvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTnguyenvietha.pdf
  Restricted Access
1.92 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2021NTnguyenvietha.docx
  Restricted Access
512.07 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.