Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3380
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorBÙI VĂN, GIANG-
dc.contributor.authorNGUYỄN TUẤN, ANH-
dc.date.accessioned2022-01-25T08:11:33Z-
dc.date.available2022-01-25T08:11:33Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3380-
dc.description.abstractUng thư tuyến tiền liệt (UTTTL) là bệnh đứng đầu hệ tiết niệu và đứng thứ hai trong các bệnh ung thư ở nam giới, UTTTL chiếm 9% trong các UT mới được phát hiện hàng năm ở nam giới, chỉ sau UT phổi (17%)1. Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 1.400.000 ca mới mắc ung thư tuyến tiền liệt hàng năm, khiến nó trở thành bệnh ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở nam giới1. Theo thống kê của một số tác giả trong những năm gần đây, tỉ lệ UTTTL có chiều hướng gia tăng. Ở giai đoạn 1995-1996 tỷ lệ mắc UTTTL là 1,5-2,3/100000 nam giới và tới năm 2002 là 2,3-2,5/100000 nam giới2. Theo thống kê của Glococan (2020) tỉ lệ UTTTL ở Việt Nam chiếm 6,3% ở nam, đứng thứ 5 trong các UT hay mắc nhất3. Đặc điểm lâm sàng UTTTL diễn biến chậm trong nhiều năm và đa dạng, khi có biểu hiện triệu chứng thì đã ở giai đoạn muộn. UTTTL nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm thì tiên lượng rất tốt nhưng trên thực tế tỷ lệ chẩn đoán bệnh ở giai đoạn này chưa cao. Trong các xét nghiệm cận lâm sàng chụp cộng hưởng từ (MRI) là một phương tiện quan trọng trong việc chẩn đoán xác định phân loại giai đoạn UTTTL tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo một số nghiên cứu cộng hưởng từ có giá trị rất cao trong chẩn đoán UTTTL với độ nhạy từ 69 - 95%, độ đặc hiệu từ 63 - 96%, độ chính xác 68 - 92%, giá trị dự báo dương tính 75 - 86%, giá trị dự báo âm tính 80 - 95%4. Việc đánh giá trên MRI đã và đang hỗ trợ cho việc nhận định chính xác vị tổn thương cùng tính chất UTTTL. Bộ 3 để chẩn đoán xác định UTTTL cần dựa vào khám lâm sàng TTL qua trực tràng, định lượng huyết thanh kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) và kết quả sinh thiết TTL (tiêu chuẩn vàng). ST TTL có vai trò quyết định trong chẩn đoán UTTTL, xác định loại, giai đoạn và phương pháp điều trị bệnh5. ST TTL qua trực tràng (TT) được Astraldi thực hiện lần đầu tiên năm 19374. Năm 1963 Takahashi và Ouchi lần đầu tiên mô tả việc sử dụng SATT để đánh giá TTL một cách hệ thống6. Bốn năm sau, Watanabe báo cáo việc sử dụng hình ảnh SATT vào lâm sàng trong vấn đề chẩn đoán và điều trị bệnh lý TTL. Kỹ thuật ST TTL qua đường TT đã được nhóm nghiên cứu của Stanford sử dụng từ năm 1989 để lấy mẫu TTL hệ thống dạng 6 mẫu6. Từ đó đến nay đã có thêm nhiều cách lấy mẫu khác nhau, tổng số mẫu tăng lên 10, 12, 14, thậm chí đến 20, 24 mẫu hoặc hơn, hiện nay cách lấy mẫu phổ biến nhất là 12 mẫu7. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật chụp MRI, việc trộn ảnh MRI với siêu âm để hướng dẫn sinh thiết TLT đã và đang là hướng phát triển phù hợp với thực tiễn nhu cầu chẩn đoán cũng như hạn chế các tai biến khi ST cho người bệnh. Việc định hướng chính xác vị trí tổn thương TTL trên MRI rồi trộn ảnh với siêu âm để hướng dẫn cho ST, đã tạo ra kỹ thuật mới song song với ST hệ thống, đó là ST đích8. Trên thế giới có 03 cách ST đích TTL: trộn ảnh MRI với siêu âm để ST qua đường TT dưới hướng dẫn của siêu âm, ST TTL dưới hướng dẫn của MRI qua tầng sinh môn và nhận biết đích trên MRI kèm đối chiếu trên siêu âm để hướng dẫn ST qua SATT9. Trong 03 phương pháp, phương pháp đầu được đánh giá là cách thức thực hiện đơn giản, chi phí hợp lý và mang lại hiệu quả cao10. Tại Việt Nam, phương pháp ST TTL hệ thống dưới hướng dẫn của SATT đã được triển khai trong nhiều năm và đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán cũng như điều trị bệnh UTTTL. Tuy nhiên, ST đích TTL dưới siêu âm trộn ảnh cộng hưởng từ chưa nhiều cơ sở triển khai cũng như chưa có đánh giá nào về phương pháp này. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Áp dụng siêu âm trộn ảnh cộng hưởng từ trong sinh thiết tuyến tiền liệt” với hai mục tiêu: • 1. Đối chiếu hình siêu âm và cộng hưởng từ ở bệnh nhân có chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt. • 2. Đánh giá quả sinh thiết đích tuyến tiền liệt dưới siêu âm trộn ảnh cộng hưởng từ.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectChẩn đoán hình ảnhvi_VN
dc.titleÁP DỤNG SIÊU ÂM TRỘN ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG SINH THIẾT TUYẾN TIỀN LIỆTvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1083.pdf
  Restricted Access
2.23 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.