Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3358
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Quốc, Kính-
dc.contributor.authorNguyễn Bá, Long-
dc.date.accessioned2022-01-06T06:34:52Z-
dc.date.available2022-01-06T06:34:52Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3358-
dc.description.abstractTăng đường máu là rối loạn phổ biến ở hầu hết các loại phẫu thuật khác nhau, đặc biệt thấy rõ nhất trong phẫu thuật tim mạch. Tăng đường máu chu phẫu chiếm khoảng 20-40% trong các phẫu thuật nói chung 1-3 và lên tới 80% ở các phẫu thuật tim mạch4, 5. Hầu hết các bệnh nhân có tăng đường máu chu phẫu đều được chẩn đoán đái tháo đường trước đây. Tuy nhiên có khoảng 12-30% các bệnh nhân có tăng đường máu trong và sau phẫu thuật tim mạch không có tiền sử mắc đái tháo đường trước đây. Tình trạng này được gọi là tăng đường máu do stress. Tăng đường máu do stress liên quan đến mức độ đáp ứng viêm và giải phóng các hormon thần kinh nội tiết nhiều hơn so với tăng đường máu mạn tính ở các bệnh nhân mắc đái tháo đường. Từ đó gây ra tổn thương tế bào mức độ nặng hơn. Hậu quả của tăng đường máu ở giai đoạn sau phẫu thuật tim đã được chứng minh rõ ràng qua nhiều nghiên cứu 6-8. Tuy nhiên gần đây các nghiên cứu cũng chứng minh rằng tăng đường máu từ ngay giai đoạn trong phẫu thuật cũng dẫn đến nhiều biến chứng và tử vong cao. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng đường máu trong mổ tim mở có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT). Tuy nhiên sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến tăng đường máu trong mổ chủ yếu là giả thuyết,cơ chế chưa rõ ràng và chưa được kiểm chứng đầy đủ. Hiện nay các nghiên cứu trên thế giới chủ yếu tập trung đến các yếu tố ảnh hưởng đến tăng đường máu ở giai đoạn sau mổ mà có rất ít nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tăng đường máu ở giai đoạn trong mổ tim mở. Hơn nữa, các yếu tố ảnh hưởng này cũng rất khác nhau giữa các nghiên cứu. Kiểm soát đường máu ở các bệnh nhân phẫu thuật tim mạch chủ yếu bằng insulin. Việc kiểm soát đường máu trong phẫu thuật cần được thêm vào như là một phần của việc kiểm soát đường máu giai đoạn chu phẫu trên bệnh nhân phẫu thuật tim mở.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Sinh lý điều hòa đường máu của cơ thể 3 1.1.1. Hấp thu glucose 3 1.1.2. Tổng hợp carbonhydrat 4 1.1.3. Thoái hóa carbonhydrat 4 1.1.4. Các cơ chế điều hòa đường máu 5 1.2. Tăng đường máu do stress và hậu quả 7 1.2.1. Định nghĩa 7 1.2.2. Cơ chế tăng đường máu do stress 8 1.2.3. Cơ chế hậu quả tăng đường máu do stress 11 1.3. Tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT) và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng đường máu trong tuần hoàn ngoài cơ thể. 12 1.3.1. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của hệ thống THNCT. 12 1.3.2. Ảnh hưởng của tuần hoàn ngoài cơ thể đến điều hòa đường máu 38 13 1.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tăng đường máu trong THNCT. 15 1.4. Hậu quả tăng đường máu trong phẫu thuật tim mở 17 1.4.1. Tỉ lệ tăng đường máu do stress trong phẫu thuật tim 17 1.4.2. Hậu quả tăng đường máu trong phẫu thuật tim mạch 18 1.4.3. Một số nghiên cứu khác về hậu quả tăng đường máu trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tim 22 1.5. Kiểm soát đường máu trong phẫu thuật tim mở 23 1.5.1. Vai trò kiểm soát đường máu trong phẫu thuật tim mạch 23 1.5.2. Đích đường máu trong mổ tim mở 24 1.5.3. Thời điểm can thiệp insulin 27 1.5.4. Insulin và vai trò trong kiểm soát đường máu 28 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 2.1. Đối tượng nghiên cứu 35 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 35 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 35 2.1.3. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu 35 2.2. Phương pháp nghiên cứu 36 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 36 2.2.2. Một số tiêu chuẩn và khái niệm, định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu 37 2.3. Phương tiện nghiên cứu 39 2.4. Cách thức tiến hành 40 2.4.1.Quy trình gây mê hồi sức và phẫu thuật 40 2.4.2. Thống kê và lấy xét nghiệm 41 2.5. Phương pháp xử lý số liệu 43 2.6. Đạo đức nghiên cứu 44 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 46 3.1.1. Đặc điểm chung về nhân khẩu học 46 3.1.2. Loại phẫu thuật tim 47 3.1.3. Đặc điểm bệnh nhân trước phẫu thuật 47 3.1.4. Nguy cơ phẫu thuật theo Euroscore cộng điểm 48 3.1.5. Các thông số bệnh nhân trong giai đoạn phẫu thuật. 48 3.1.6. Lượng vận mạch đã sử dụng 49 3.2. Sự thay đổi đường máu trong giai đoạn phẫu thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng đường máu trong mổ tim mở có THNCT. 50 3.2.1. Sự biến đổi đường máu trung bình tại các thời điểm trong giai đoạn phẫu thuật tim mở có THNCT. 50 3.2.2. Tỉ lệ bệnh nhân tăng đường máu do stress tại các thời điểm 51 3.2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tăng đường máu do stress trong giai đoạn phẫu thuật tim mở có THNCT. 52 3.3. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả xử trí tăng đường máu do stress bằng insulin trên bệnh nhân mổ tim mở có THNCT 56 3.3.1. Hiệu quả điều trị tăng đường máu bằng insulin truyền tĩnh mạch 56 3.3.2. Tính an toàn của điều trị insulin tĩnh mạch trong kiểm soát đường máu trong giai đoạn phẫu thuật 62 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 63 4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 63 4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân 63 4.1.2. Loại phẫu thuật tim, chỉ số Euroscore 65 4.1.3. Một số đặc điểm bệnh nhân trước phẫu thuật 66 4.1.4. Các đặc điểm bệnh nhân trong phẫu thuật 67 4.2. Mục tiêu 1: Sự thay đổi đường máu và các yếu tố ảnh hưởng tăng đường máu trong giai đoạn phẫu thuật tim mở có THNCT. 68 4.2.1. Sự thay đổi đường máu trong giai đoạn phẫu thuật tim mở có THNCT. 68 4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng đường máu trong phẫu thuật tim mở có THNCT. 71 4.3. Mục tiêu 2: Hiệu quả xử trí tăng đường máu do stress trong phẫu thuật tim mở có THNCT. 76 4.3.1. Biến đổi đường máu trong mổ ở nhóm can thiệp insulin 76 4.3.2. So sánh mức đường máu giữa 2 nhóm tại các thời điểm 77 4.3.3. So sánh mức đường máu tại các thời điểm trước và sau can thiệp 78 4.3.4. Tỉ lệ bệnh nhân tăng đường máu do stress tại các thời điểm 79 4.3.5. Tỉ lệ bệnh nhân đạt đích đường máu tại thời điểm chuyển về ICU. 79 4.3.6. Tính an tòan của phác đồ kiểm soát đường máu 80 4.3.7. Biến đổi mức kali máu tại các thời điểm 80 4.3.8. Thời gian trở về đích đường máu, lượng insulin sử dụng. 81 KẾT LUẬN 82 KHUYẾN NGHỊ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectTăng đường máu do stress, xử trívi_VN
dc.subjectmổ tim mởvi_VN
dc.titleĐánh giá các yếu tố ảnh hưởng và xử trí tăng đường máu do stress trong phẫu thuật tim mở có tuần hoàn ngoài cơ thểvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTnguyenbalong.pdf
  Restricted Access
2.85 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2021NTnguyenbalong.docx
  Restricted Access
855.61 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.