Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3320
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorVũ Minh, Hoàn-
dc.contributor.advisorTrần Thị Hải, Vân-
dc.contributor.authorĐỗ Thị Hải, Yến-
dc.date.accessioned2021-12-31T03:06:07Z-
dc.date.available2021-12-31T03:06:07Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3320-
dc.description.abstractBàng quang tăng hoạt là một thể rối loạn chức năng của bàng quang do tăng co thắt cơ bàng quang quá mức và thường xuyên kết hợp với mất tương hợp hoạt động bàng quang – cơ thắt niệu đạo. Tình trạng tăng hoạt là do sự co bóp không chủ ý của cơ bàng quang xuất hiện khi bệnh nhân kiềm chế phản xạ đi tiểu. Theo Hiệp hội tiểu tiện tự chủ quốc tế, chẩn đoán bàng quang tăng hoạt khi có các triệu chứng “tiểu gấp thường đi kèm với tiểu nhiều lần và tiểu đêm, có hay không có tiểu gấp không kiểm soát mà không có bằng chứng về nhiễm trùng hay các bệnh căn khác”. Bệnh nhân bàng quang tăng hoạt chiếm tỷ lệ cao trong dân số, tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, năng suất lao động và gánh nặng kinh tế cho bản thân người bệnh và xã hội. Các phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt bao gồm liệu pháp hành vi, liệu pháp dược lý, can thiệp và phẫu thuật trong đó điều trị bằng nhóm thuốc kháng thụ thể muscarinics là biện pháp phổ biến nhất và mang lại hiệu quả khả quan song còn gặp một số tác dụng phụ như: khô miệng, bí tiểu, nhìn mờ… khiến bệnh nhân dừng điều trị. Hội chứng bàng quang tăng hoạt theo y học cổ truyền là do sự mất điều hòa chức năng của tạng thận và bàng quang. Ở Việt Nam, việc sử dụng thuốc và chế phẩm y học cổ truyền điều trị bàng quang tăng hoạt không mới tuy nhiên thường tự phát và hạn chế do chưa có bằng chứng khoa học về hiệu quả điều trị. Viên nén Ích Niệu Khang là sự kết hợp của cao dược liệu Đỗ trọng, L-Carnitine fumarate và hỗn hợp GO-LESS với hi vọng tăng hiệu quả cải thiện các rối loạn tiểu tiện thông qua điều hòa chức năng của tạng thận và bàng quang. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Bước đầu đánh giá tác dụng cải thiện rối loạn tiểu tiện của viên nén Ích niệu khang trên bệnh nhân có hội chứng bàng quang tăng hoạt nguyên phát” với các mục tiêu sau: 1. Bước đầu đánh giá tác dụng cải thiện rối loạn tiểu tiện của viên nén Ích Niệu Khang trên bệnh nhân có hội chứng bàng quang tăng hoạt nguyên phát. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của viên nén Ích Niệu Khang trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng. * Nghiên cứu tiến hành trên 50 bệnh nhân có hội chứng bàng quang tăng hoạt nguyên phát được điều trị bằng viên nén Ích Niệu Khang trong 30 ngày, kết quả nghiên cứu cho thấy: 1. Viên nén Ích Niệu Khang có tác dụng cải thiện các triệu chứng trên lâm sàng của hội chứng BQTH nguyên phát. - Cải thiện rõ rệt các triệu chứng lâm sàng bao gồm: số lần đi tiểu ban ngày, số lần đi tiểu ban đêm, số lần tiểu són, số lần tiểu gấp, sự cải thiện trước và sau điều trị đều có ý nghĩa thống kê với p < 0.05 - Viên nén Ích Niệu Khang có hiệu quả cải thiện các triệu chứng của hội chứng BQTH nguyên phát trên cả 3 thể bệnh theo y học cổ truyền 2. Chưa ghi nhận bệnh nhân nào có tác dụng không mong muốn liên quan đến vấn đề dung nạp sản phẩm hay các phản ứng dị ứng như: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, mẩn ngứa...vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Bàng quang tăng hoạt nguyên phát theo y học hiện đại 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Dịch tễ học 3 1.1.3. Sinh lý bệnh bàng quang tăng hoạt 4 1.1.4. Yếu tố nguy cơ của hội chứng bàng quang tăng hoạt 5 1.1.5. Chẩn đoán bàng quang tăng hoạt 5 1.1.6. Lâm sàng và cận lâm sàng 7 1.1.7. Điều trị 9 1.2. Bàng quang tăng hoạt theo y học cổ truyền 14 1.2.1. Cơ chế bệnh sinh 14 1.2.2. Phân loại thể bệnh và điều trị 15 1.2.3. Các nghiên cứu điều trị bàng quang tăng hoạt bằng YHCT 16 1.3. Tổng quan về viên nén Ích Niệu Khang 18 1.3.1. Thành phần 18 1.3.2. Tác dụng của từng thành phần 19 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Chất liệu nghiên cứu 21 2.2. Đối tượng nghiên cứu 22 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 22 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu 23 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 23 2.3.2. Quy trình nghiên cứu 23 2.3.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu 24 2.3.4. Cách đánh giá các chỉ số nghiên cứu 26 2.4. Xử lý số liệu 27 2.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27 2.6. Đạo đức nghiên cứu 27 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 3.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu 28 3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 28 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu 31 3.2. Hiệu quả điều trị 33 3.3. Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị và các yếu tố nguy cơ 38 3.4. Theo dõi tác dụng không mong muốn 41 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 43 4.1. Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu 43 4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 43 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu 47 4.2. Bàn luận về tác dụng cải thiện rối loạn tiểu tiện của viên nén Ích Niệu Khang 48 4.3. Bàn luận về an toàn của viên nén Ích Niệu Khang 61 KẾT LUẬN 64 KIẾN NGHỊ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectbàng quang tăng hoạtvi_VN
dc.titleBước đầu đánh giá tác dụng cải thiện rối loạn tiểu tiện của viên nén Ích Niệu Khang trên bệnh nhân có hội chứng bàng quang tăng hoạt nguyên phátvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTdothihaiyen.pdf
  Restricted Access
1.24 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2021NTdothihaiyen.docx
  Restricted Access
509.82 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.