Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3248
Title: XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VÀ TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA H. INFLUENZAE VÀ S. PNEUMONIAE Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN NĂM 2019
Authors: TRẦN THỊ, PHÚC
Advisor: Nguyễn Vũ, Trung
Keywords: Kỹ thuật Xét nghiệm Y học
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Vi khuẩn S. pneumoniae và H. influenzae type b (Hib) là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi và viêm màng não ở trẻ em và là tác nhân chính gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Năm 2011, ước tính 411.000 ca tử vong đã xảy ra trên toàn thế giới viêm phổi có nguyên nhân là S. pneumoniae và 197.000 ca viêm phổi do H. influenzae type b.1 Nguyên nhân tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở các nước đang phát triển cao gấp 10 - 50 lần so với các nước phát triển.2 Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do viêm phổi đứng hàng đầu trong các bệnh hô hấp (75%), chiếm 21% so với tổng tử vong chung ở trẻ em dưới 5 tuổi. 3 Theo thống kê của Chương trình Giám sát Nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trung bình mỗi năm mỗi trẻ em dưới 5 tuổi có thể mắc viêm đường hô hấp cấp tính từ 3-5 lần, đó là nguyên nhân chính làm cho gia đình phải đưa trẻ đến khám và nhập viện. 4 Theo nghiên cứu của Vũ Văn Thành (2014), trên 441 bệnh phẩm dịch tỵ hầu lấy ở bệnh nhi < 5 tuổi mắc NKHHC tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, tỷ lệ phân lập được H. influenzae là 40,5%, S. pneumoniae là 38%. 5 Theo nghiên cứu Hồ Sỹ Công (2011) ở trẻ bị viêm phổi tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, cho thấy tỷ lệ H. influenzae 45,6%, S. pneumoniae 41,3%.6 Ngoài các tác nhân vi khuẩn thường gặp nêu trên thì streptococci tiêu huyết β và các tác nhân khác như Moraxella catarrhalis, Mycoplasma…ít gặp hơn nhưng cũng cần phải đươc quan tâm. Về tình hình đề kháng các kháng sinh của S. pneumoniae và H. influenzae, đây là hai vi khuẩn thường gặp gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em, trước đây rất nhạy cảm với các kháng sinh thông dụng, nhưng hiện nay có nhiều nghiên cứu cho thấy chúng đã đề kháng và đang có xu hướng giảm nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh.7 Tổng kết nghiên cứu của SOAR (2012), cho thấy tỷ lệ S. pneumoniae kháng cao với nhóm macrolide (96 - 97%), clindamycin (85%), cefuroxime (71%), cefaclor (88%), cotrimoxazol (91%), chloramphenicol (68%) và ofloxacin 5%. Còn đối với H. influenzae, kết quả của SOAR cho thấy, tỷ lệ kháng với ampicillin 49%, kháng với cotrimoxazol 83%, cefuroxime 25% và cefaclor 27%. 8 Trong bối cảnh kháng thuốc đang là vấn đề toàn cầu, mức độ và tốc độ kháng thuốc đang ở mức báo động. Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cộng đồng, sự phát triển chung của xã hội. Trong khi sự phát minh ra kháng sinh mới trên thế giới ngày càng giảm. Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực tổng hợp, kịp thời nhằm kéo dài tuổi thọ của kháng sinh tránh tình trạng không có kháng sinh để điều trị. Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa Nhi tuyến cuối của tỉnh Nghệ An, hàng năm tiếp nhận và điều trị hàng chục nghìn bệnh nhi, với mỗi năm lượng bệnh nhi đến khám, điều trị ngày càng đông, đặc biệt là liên quan đến bệnh lý về hô hấp. Trước tình hình đó và thực trạng hiện tại, chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu hay giám sát nào về vai trò gây bệnh của hai loại vi khuẩn H. influenzae và S. pneumoniae, cũng như đánh giá mức độ nhạy cảm với kháng sinh của hai vi khuẩn này tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Xác định tỷ lệ nhiễm và tính kháng kháng sinh của H. influenzae và S. pneumoniae ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2019” với mục tiêu: 1. Xác định tỉ lệ S. pneumoniae và H. influenzae phân lập từ dịch họng mũi ở bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp cấp nằm điều trị tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2019. 2. Xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các chủng S. pneumoniae và H. influenzae phân lập được.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3248
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0885. tran thi phuc luận văn sửa theo hội đồng.pdf
  Restricted Access
2.28 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.