Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3244
Title: VAI TRò CủA FIBRINMONOMER Và D-DIMER TRONG CHẩN ĐOáN Và THEO DõI DIễN BIếN CủA ĐÔNG MáU RảI RáC TRONG LòNG MạCH ở BệNH NHÂN LƠ XÊ MI CấP DòNG TủY TạI VIệN HUYếT HọC TRUYềN MáU TRUNG ƯƠNG 2019-2020
Authors: PHAN THỊ THÙY, TRANG
Advisor: Bạch Quốc, Khánh
Trần Thị Kiều, My
Keywords: Huyết học - Truyền máu
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) là một hội chứng mắc phải, đặc trưng bởi sự hoạt hóa đông máu trong lòng mạch mất tính khu trú, có nguồn gốc từ vi mạch và gây ra tổn thương, phá hủy vi mạch, trong trường hợp nặng có thể gây suy giảm chức năng của các cơ quan. Đây là một tình trạng bệnh lý nặng và đe dọa tính mạng người bệnh1. DIC có thể xẩy ra trên nền của nhiều bệnh lý khác nhau như: nhiễm trùng, bệnh lý ác tính hệ tạo máu, ung thư tạng đặc, sản khoa, phẫu thuật, bỏng, sốc,… Theo thống kê của Bộ Y tế Nhật Bản, tỷ lệ gặp DIC ở các bệnh nhân nhiễm trùng là 40%, ở các bệnh lý ác tính của hệ tạo máu lên đến hơn 50%, trong đó thường gặp nhất trên nền bệnh lý lơ xê mi cấp với thể tiền tủy bào là 78%, lơ xê mi cấp dòng tủy là 31,6%, lơ xê mi cấp dòng lympho là 29,8%2. Tại viện Huyết học Truyền Máu Trung Ương, DIC thường xẩy ra liên quan đến bệnh máu ác tính, trong đó chủ yếu là Lơ xê mi cấp. Chẩn đoán DIC không có tiêu chuẩn vàng mà dựa trên các thang điểm. Ở Việt Nam nói chung và tại viện Huyết học – Truyền máu Trung ương nói riêng, thang điểm của ISTH được sử dụng khá rộng rãi tuy nhiên còn bộc lộ nhiều nhược điểm, khi mà bản thân bệnh lý tạo máu đặc biệt là Lơ xê mi cấp đã gây giảm tiểu cầu, trong khi đó xét nghiệm Fibrinogen, PT hoặc APTT lại có độ nhạy, độ đặc hiệu thấp. Chính vì vậy chẩn đoán DIC ở bệnh lý này vẫn còn là một thách thức. Thách thức ở đây không chỉ là tìm ra một xét nghiệm có độ nhạy, độ đặc hiệu đủ để dự báo DIC, mà còn có khả năng kết hợp tốt với các xét nghiệm khác để tính điểm, chẩn đoán và theo dõi điều trị DIC. Chính vì lý do đó, các dấu ấn liên quan đến Fibrinogen/Fibrin đang được nghiên cứu ngày càng nhiều với hy vọng tìm ra một test chẩn đoán có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Và Fibrin monomer là một dấu ấn mới đang được nghiên cứu. Với vai trò là một dấu ấn tiền đông, giá trị của FM trong chẩn đoán và theo dõi điều trị DIC như thế nào? Có sự khác biệt gì so với dấu ấn D-dimer vẫn thường dùng trước đây? Có vai trò gì đối với chẩn đoán và theo dõi điều trị DIC trên nền bệnh lý lơ xê mi cấp? Để góp phần bổ sung thêm phương tiện chẩn đoán DIC trên nền lơ xê mi cấp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Vai trò của Fibrinmonomer và D-dimer trong chẩn đoán và theo dõi diễn biến đông máu rải rác trong lòng mạch ở bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tủy tại viện Huyết học Truyền máu Trung Ương 2019-2020” với hai mục tiêu: 1. Nhận xét nồng độ của D-dimer và Fibrin monomer trong chẩn đoán đông máu rải rác trong lòng mạch ở bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tủy 2. Nhận xét sự thay đổi của Fibrinmonomer và D-dimer trong theo dõi diễn biến của đông máu rải rác trong lòng mạch ở bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tủy
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3244
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0880. PHAN THI THUY TRANG- hhtm in quyển bìa đỏ.pdf
  Restricted Access
2.79 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.