Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3237
Title: DịCH Tễ HọC BệNH HO Gà TạI THàNH PHố Hà NộI GIAI ĐOạN 2015 - 2019
Authors: NGUYỄN NGỌC, ÁNH
Advisor: LÊ THỊ THANH, XUÂN
Keywords: Y học dự phòng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp gây nên bởi vi khuẩn Bordetella pertussis1,2. Bệnh ho gà xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới và ảnh hưởng trên mọi độ tuổi. Tuy nhiên bệnh được ghi nhận ở trẻ em, là một trong năm bệnh gây tử vong cao nhất ở trẻ sơ sinh3, một trong 10 nguyê n nhân hàng đầu gây tử vong toàn cầu cho trẻ dưới 5 tuổi4. Trước khi có vắc xin, bệnh ho gà phát triển mạnh và bùng nổ thành dịch có tính chu kỳ khoảng 3 - 4 năm ở nhiều nước. Đến những năm 30 của thế kỷ XX, vắc xin ho gà được nghiên cứu và đưa vào sử dụng, cuối cùng sau hơn 30 năm sử dụng vắc xin cùng với việc cải thiện đời sống và chăm sóc sức khoẻ, tỷ lệ mắc bệnh ho gà trên thế giới đã được giảm xuống từ 100 đến 150 lần vào năm 1970. Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính hàng năm trên thế giới có 20 đến 40 triệu trường hợp bệnh ho gà và khoảng 200-400.000 trường hợp tử vong do bệnh ho gà. Ngay cả ở các nước có độ bao phủ vắc xin cao, bệnh ho gà vẫn là một vấn đề y tế công cộng quan trọng. Số liệu của WHO gần đây cho thấy trong năm 2018 vẫn còn 151.074 trường hợp mắc ho gà trên toàn thế giới được báo cáo; ước tính 89.000 trường hợp tử vong (năm 2008); tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván (DTP) mũi 3 mới chỉ đạt 86%. WHO cũng ước tính rằng năm 2008 nhờ độ bao phủ của vắc-xin đã có hiệu quả ngăn chặn khoảng 687.000 trường hợp tử vong trên toàn cầu5. Tuy nhiên, trong những năm gần đây một số quốc gia trên thế giới ghi nhận sự gia tăng các vụ dịch ho gà, ngay cả ở các nước có độ bao phủ vắc xin cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng cao. Bệnh ảnh hưởng đến không những trẻ em không được tiêm chủng mà còn ảnh hưởng tới nhóm thanh thiếu niên và người lớn đã bị mất miễn dịch theo thời gian bằng tiêm phòng hoặc nhiễm trùng tự nhiên. Những phát hiện này đã được quan sát thấy ở các nước ở Châu Âu, Úc, Canada và Hoa Kỳ 6,7. Tại Hà Nội, năm 2015 ghi nhận số trường hợp mắc ho gà tăng vọt – 164 trường hợp/ năm, trong khi nhũng năm trước đó số trường hợp mắc thường dưới 10 trường hợp. Và điều đặc biệt gần 40% số trường hợp mắc trong giai đoạn 2015-2019 là trẻ dưới 2 tháng tuổi – lứa tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà chủ động, đặc hiệu. Từ những nhận xét ban đầu ta thấy, rõ ràng tình hình dịch bệnh ho gà trong thời gian qua có những điểm khác biệt so với trước đây, từ đó câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Xu hướng bệnh ho gà tại thành phố Hà Nội trong những năm qua xảy ra như thế nào? Sự lây lan của dịch theo không gian và thời gian diễn ra như thế nào? Trả lời được câu hỏi này sẽ đưa ra được những khuyến cáo phòng chống dịch ho gà hiệu quả cho thành phố. Chính vì lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Dịch tễ học bệnh ho gà tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019”, với những mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh ho gà tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019; 2. Phân tích nguy cơ lan truyền dịch ho gà theo không gian và thời gian tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2019.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3237
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0873. Nguyen Ngoc Anh. LV nop thu vien.pdf
  Restricted Access
2.8 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.