Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3170
Title: THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI CỦA PHỤ NỮ MANG THAI TẠI THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Authors: MAI THỊ LAN, HƯƠNG
Advisor: Nguyễn Đăng, Vững
Keywords: Y học dự phòng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính với khả năng lây nhiễm cao, có thể gây ra các biến chứng nặng nề và gây tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước đây, bệnh xảy ra thường xuyên và có tỷ lệ lây nhiễm cũng như tử vong cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trước khi có vắc xin, khoảng 90% số người bị mắc sởi trước 20 tuổi1. Trước năm 1980, bệnh sởi gây ra khoảng 2,6 triệu trường hợp tử vong mỗi năm. Bệnh sởi có thể dự phòng hiệu quả bằng vắc xin, vi rút sởi chỉ tạo một týp huyết thanh duy nhất vì vậy vắc xin sởi có hiệu quả cao và bền vững. Hiệu quả bảo vệ có thể đạt tới 99% nếu được tiêm 2 liều vắc xin2. Tại Việt Nam, vắc xin sởi được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam từ 1985. Vắc xin sởi, rubella được sử dụng từ 2014 trong chiến dịch tiêm Sởi-Rubella và đưa vào tiêm chủng thường xuyên lúc 18 tháng vào năm 20153. Tuy nhiên bệnh sởi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ trên toàn cầu, mặc dù đã có vắc xin an toàn và hiệu quả trong nhiều năm nay. Khoảng 89.790 người đã chết vì bệnh sởi năm 2016 - chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi4. Trước đây người ta vẫn coi trẻ dưới 6 tháng tuổi được bảo vệ trước bệnh sởi là nhờ có kháng thể thụ động truyền từ mẹ và miễn dịch quần thể. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng 99% trẻ nhỏ được sinh ra bởi các bà mẹ có miễn dịch nhờ tiêm vắc xin đã không còn kháng thể bảo vệ trước khi được 6 tháng tuổi5. Do đó việc tiêm củng cố bổ sung vắc xin sởi trước khi mang thai là vô cùng quan trọng và cần thiết. Năm 2017 trên địa bàn toàn thị xã Từ Sơn chỉ có 2 trường hợp mắc sởi, tuy nhiên đến năm 2018 tăng lên 15 trường hợp mắc, đặc biệt trong đó có tới 14/15 trường hợp là trẻ em từ 0-5 tuổi. Và gần đây nhất là năm 2019 số trường hợp mắc tăng lên 59 trong đó có 28 trường hợp là trẻ em từ 0-5 tuổi6. Năm 2016, Đoàn Văn Dương tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng dịch sởi, công tác đáp ứng phòng chống dịch và kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh sởi tại 5 xã của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa năm 2016” cho thấy có 24,4% bà mẹ có kiến thức tốt về phòng chống bệnh sởi; 61,9% bà mẹ có kiến thức về phòng chống bệnh sởi ở mức trung bình và số bà mẹ có kiến thức chưa đạt là 13,7%7. Qua đó có thể thấy thực trạng kiến thức của các bà mẹ còn ở mức thấp. Trên thực tế, mặc dù bệnh sởi có thể có những biến chứng nặng nề, dẫn tới tử vong nhưng nếu được phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị kịp thời thì bệnh có thể khỏi và tránh được các biến chứng. Vậy người dân, đặc biệt phụ nữ mang thai có kiến thức như thế nào về phòng chống bệnh sởi, có bao nhiêu phụ nữ đã tiêm phòng trước khi mang thai và có những yếu tố nào ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành phòng chống bệnh sởi? Từ Sơn là một đô thị công nghiệp với nhiều khu công nghiệp, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, đặc điểm dân cư ở đây khá phức tạp do có nhiều đối tượng tạm trú trên địa bàn8. Do đó tiềm ẩn các nguy cơ bùng phát ổ dịch sởi trên địa bàn, chính vì vậy, tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh sởi của phụ nữ mang thai tại Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2020 và một số yếu tố liên quan”. Với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống bệnh sởi của phụ nữ mang thai tại 4 xã, phường thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng chống bệnh sởi của phụ nữ mang thai tại địa điểm nghiên cứu trên năm 2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3170
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0812. LUA VAN THAC SI Y HOC DU PHONG - MAI THI LAN HUONG.pdf
  Restricted Access
2.48 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.