Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3079
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐỗ Thị Thu, Hiền-
dc.contributor.authorNguyễn Thái Minh, Hảo-
dc.date.accessioned2021-12-15T03:38:33Z-
dc.date.available2021-12-15T03:38:33Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3079-
dc.description.abstractBạch biến (vitiligo) là một rối loạn sắc tố mắc phải tương đối phổ biến, đặc trưng bởi các dát trắng giới hạn rõ trên da, do mất hoặc giảm tế bào sắc tố (melanocytes) tại thương tổn. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sự tương phản màu sắc giữa thương tổn với da thường, đặc biệt ở những người có tuýp da sẫm màu, khiến bệnh ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, tâm lý và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tỷ lệ bạch biến chiếm khoảng 0,5 – 2% dân số thế giới. Hiện nay chưa có phương pháp đặc hiệu chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này, nhưng quản lý bệnh tốt có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Hiện có nhiều phương pháp điều trị bạch biến, trong đó liệu pháp quang học là một trong những phương pháp điều trị chính, đem lại hiệu quả cải thiện sắc tố da ở các mức độ khác nhau. NB-UVB đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ, nhưng gần đây, ánh sáng excimer bắt đầu được phát triển để sử dụng trong da liễu, có đáp ứng với điều trị bạch biến. So với NB-UVB, excimer là nguồn ánh sáng năng lượng cao, tác động chọn lọc lên thương tổn, đã được công nhận là phương thức điều trị đem lại cải thiện tốt và nhanh chóng hơn. Việc kết hợp thuốc bôi như tacrolimus và quang trị liệu như ánh sáng excimer cho thấy hiệu quả tương đối khả quan trong việc lấy lại sắc tố da tại các thương tổn bạch biến thể khu trú. Tuy nhiên, các dữ liệu liên quan đến việc sử dụng kết hợp tacrolimus bôi và đèn excimer để điều trị bạch biến thể khu trú còn hạn chế. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về bạch biến trước đây mới chủ yếu tập trung tìm hiểu thay đổi sinh bệnh học, ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống chứ chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả điều trị. Hiện nay, liệu pháp phối hợp tacrolimus bôi và ánh sáng trị liệu đang mở ra hướng đi mới cho bạch biến thể khu trú. Đã có một số nghiên cứu trong nước về hiệu quả của NB-UVB đơn thuần hoặc kết hợp với tacrolimus bôi trong điều trị bạch biến, trong khi đèn excimer được triển khai tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ năm 2018 và chưa có nghiên cứu nào đánh giá đáp ứng trên bệnh nhân. Bên cạnh đó, đặc thù về khí hậu, môi trường và tuýp da người Việt Nam có thể không tương đồng với đặc điểm bệnh nhân trong các nghiên cứu trên thế giới, vì vậy việc ứng dụng những phương pháp điều trị mới với thực trạng bạch biến ở nước ta cần phải được nghiên cứu đánh giá để bổ sung vào cơ sở dữ liệu, giúp quản lý và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Hiệu quả điều trị bạch biến thể khu trú bằng bôi tacrolimus kết hợp chiếu đèn excimer” với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bạch biến và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ 7/2019 – 9/2021. 2. Đánh giá kết quả điều trị bạch biến thể khu trú bằng bôi tacrolimus kết hợp chiếu đèn excimer.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về bạch biến 1.1.1. Lịch sử bạch biến 1.1.2. Tình hình bạch biến 1.1.3. Căn sinh bệnh học 1.1.4. Triệu chứng bạch biến 1.1.5. Chẩn đoán bạch biến 1.1.6. Điều trị bạch biến 1.2. Điều trị bạch biến bằng bôi tacrolimus và chiếu đèn excimer 1.2.1. Thuốc tacrolimus 1.2.2. Đèn excimer 1.2.3. Điều trị phối hợp 1.3. Một số nghiên cứu về điều trị bạch biến bằng bôi tacrolimus và chiếu ánh sáng excimer 1.3.1. Trên thế giới 1.3.2. Tại Việt Nam Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 2.3.3. Kỹ thuật, vật liệu nghiên cứu 2.3.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu 2.3.5. Các bước tiến hành 2.3.6. Quản lý, phân tích số liệu 2.3.7. Sai số, cách khống chế 2.4. Đạo đức nghiên cứu 2.5. Hạn chế của nghiên cứu Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm lâm sàng bạch biến và một số yếu tố liên quan 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng bạch biến 3.1.2. Một số yếu tố liên quan 3.2. Kết quả điều trị bạch biến thể khu trú bằng bôi tacrolimus kết hợp chiếu đèn excimer 3.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.2.2. Kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu Chương 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm sàng bạch biến và một số yếu tố liên quan 4.1.1. Đặc điểm về tuổi, tuổi khởi phát 4.1.2. Đặc điểm về giới 4.1.3. Thời gian mắc bệnh 4.1.4. Bệnh kèm theo của bệnh nhân 4.1.5. Tiền sử gia đình 4.1.6. Vị trí thương tổn và các yếu tố liên quan 4.1.7. Thể lâm sàng và các yếu tố liên quan 4.1.8. Mức độ hoạt động bạch biến và các yếu tố liên quan 4.2. Đánh giá kết quả điều trị bạch biến thể khu trú bằng bôi tacrolimus kết hợp chiếu đèn excimer 4.2.1. Đáp ứng điều trị theo thời gian 4.2.2. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị và tuổi, giới 4.2.3. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị và thời gian mắc bệnh 4.2.4. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị và tuýp da 4.2.5. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị và thể lâm sàng 4.2.6. Mức đáp ứng điều trị theo vị trí thương tổn 4.2.7. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị và mức hoạt động bệnh 4.2.8. Thời điểm bắt đầu tái tạo sắc tố, hình thái tái tạo 4.2.9. Tác dụng không mong muốn KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectbạch biếnvi_VN
dc.subjectkhu trúvi_VN
dc.subjecttacrolimusvi_VN
dc.subjectđèn excimervi_VN
dc.titleHiệu quả điều trị bạch biến thể khu trú bằng bôi tacrolimus kết hợp chiếu đèn excimervi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THSnguyenthaiminhHao.pdf
  Restricted Access
2.86 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2021THSnguyenthaiminhHao.docx
  Restricted Access
6.34 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.