Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2999
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐặng Văn, Em-
dc.contributor.advisorLê Huyền, My-
dc.contributor.authorNGUYỄN THỊ, QUỲNH TRANG-
dc.date.accessioned2021-12-10T02:47:22Z-
dc.date.available2021-12-10T02:47:22Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2999-
dc.description.abstractBệnh vảy nến (psoriasis) là một bệnh da mạn tính thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 1-3% dân số thế giới tùy theo quốc gia, chủng tộc1. Bệnh tiến triển thành từng đợt xen kẽ những giai đoạn ổn định, dai dẳng suốt đời; gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vảy nến mụn mủ (pustular psoriasis) là một thể nặng, ít gặp của vảy nến. Biểu hiện lâm sàng của vảy nến mụn mủ có thể khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu chi hay lan tỏa toàn thân. Vảy nến mụn mủ toàn thân (generalized pustular psoriasis) được mô tả lần đầu tiên vào năm 1910 bởi Leopold Von Zumbusch. Bệnh thường khởi phát cấp tính đột ngột với đợt sốt trước vài ngày cùng tổn thương da là mụn mủ nông kích thước 2-5ml, vô khuẩn trên nền da đỏ thẫm bong vảy, các mụn mủ có thể tập trung tạo thành “hồ mủ”. Sau 24-48 giờ mụn mủ khô thành vảy rồi bong vảy thành từng mảng 2. Bệnh thường nặng nề khi đi kèm với triệu chứng toàn thân như sốt, rối loạn nước- điện giải, nhiễm trùng thứ phát, hạ canxi máu3. Vảy nến mụn mủ toàn thân có thể xuất hiện tiên phát hoặc thứ phát từ vảy nến thông thường do điều trị không đúng cách. Đến nay đa số tác giả thống nhất bệnh vảy nến là một bệnh rối loạn miễn dịch có yếu tố di truyền được kích hoạt bởi một số yếu tố khởi động (thuốc, nhiễm trùng, căng thẳng…). Bệnh vảy nến thông thường và vảy nến mụn mủ đều biểu hiện quá mức IL-1, IL-17, IL-23, IL-36, TNF-a và IFN-𝛶. Tuy nhiên trong vảy nến mụn mủ biểu hiện của IL-1 và IL-36 nổi bật hơn4. Ngoài ra, các tế bào đuôi gai giải phóng elastase, có thể đóng vai trò trong việc hình thành mụn mủ5. Đồng và kẽm là các nguyên tố vi lượng thiết yếu. Nồng độ đồng và kẽm trong huyết thanh bất thường là cơ chế quan trọng làm cơ sở cho sự xuất hiện và phát triển của các bệnh về da. Bất thường đồng và kẽm cũng liên quan đến sinh lý bệnh của bệnh vẩy nến6. Đồng huyết thanh liên kết với α2 globulin và thúc đẩy sự hình thành protein ceruloplasmin, có liên quan đến việc thanh thải các gốc tự do quá mức ở bệnh nhân bị bệnh vảy nến7. Kẽm đóng vai trò là coenzyme cho ADN và ARN polymerase và sự tăng sinh tế bào sừng quá mức ở da tổn thương vảy nến. Bên cạnh đó kẽm rất cần thiết với chức năng miễn dịch của tế bào, kẽm tham gia vào quá trình trưởng thành của tế bào đuôi gai8. Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình biệt hóa tế bào sừng. Các ion canxi và gradient nồng độ của chúng trong lớp biểu bì là rất cần thiết trong việc điều chỉnh nhiều chức năng của da, bao gồm sự biệt hóa tế bào sừng, hình thành hàng rào bảo vệ da và cân bằng nội môi9. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu công bố về nồng độ kẽm, đồng, canxi ở bệnh nhân vảy nến với các kết quả khác nhau. Tuy nhiên trên thế giới cũng như tại Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể nào về nồng độ kẽm, đồng, canxi và mối liên quan với vảy nến mụn mủ toàn thân. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Xác định nồng độ kẽm, đồng, canxi trong huyết thanh và mối liên quan với lâm sàng ở bệnh nhân vảy nến mụn mủ toàn thân” với 2 mục tiêu sau: 1. Khảo sát một số yếu tố liên quan với đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vảy nến mụn mủ toàn thân điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương 2. Xác định nồng độ kẽm, đồng, canxi trong huyết thanh và mối liên quan với lâm sàng ở bệnh nhân vảy nến mụn mủ toàn thân.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectDa liễuvi_VN
dc.title“Xác định nồng độ kẽm, đồng, canxi trong huyết thanh và mối liên quan với lâm sàng ở bệnh nhân vảy nến mụn mủ toàn thân”vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0767.pdf
  Restricted Access
1.66 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.