Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2982
Title: “Tổng quan phân loại chẩn đoán và xu hướng mắc mới bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 2009-2019 trên thế giới và Việt Nam”
Authors: NGUYỄN BÍCH, NGUYỆT
Advisor: Đỗ Thị, Thanh Toàn
Trần Thị, Thanh Hương
Keywords: Y học dự phòng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư tuyến giáp là loại ung thư nội tiết phổ biến nhất và đang có sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ mắc trên thế giới. Từ năm 1990 đến 2013, tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp được chuẩn hóa theo tuổi toàn cầu đã tăng 20%, với sự gia tăng tương đối lớn hơn ở các nước thu nhập thấp (33%) so với các nước thu nhập cao (19%)1. Theo GLOBOCAN 2018, số ca mắc ung thư tuyến giáp trên toàn thể giới là 567.233, chiếm 3,1% tổng số ca ung thư được ghi nhận, trong đó số ca mắc ở nữ giới cao hơn nam giới xấp xỉ 3 lần (436.344 và 130.889). Cũng trong năm 2018, ước tính số ca tử vong do ung thư tuyến giáp là 25.514 ở phụ nữ và 15.557 ở nam giới, tương ứng với tỷ lệ tử vong của khoảng 0,5/100.000 phụ nữ và 0,4/100.000 nam giới2. Ở hầu hết các quốc gia, tỷ lệ mắc bệnh đã tăng đáng kể trong vài thập kỷ qua3,4 ung thư tuyến giáp đã trở thành loại ung thư phổ biến thứ 5 ở phụ nữ năm 20182 và nếu các xu hướng gần đây được duy trì, ung thư tuyến giáp được dự đoán trở thành ung thư phổ biến thứ tư vào năm 2030 tại Hoa Kỳ5. Tại Việt Nam, ung thư tuyến giáp cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng và trở thành 1 trong 10 loại ung thư phổ biến với số ca mắc năm 2018 là 5.418 trường hợp với tỷ lệ tử vong khoảng 0,46/100.000 người6. Mặc dù tỷ lệ tử vong do ung thư tuyến giáp không cao nhưng những tác động của nó đến kinh tế và xã hội không hề nhỏ. Năm 2013, chi phí chăm sóc xã hội tổng thể ước tính cho bệnh ung thư tuyến giáp biệt hóa của bệnh nhân Hoa Kỳ được chẩn đoán sau năm 1985 là 1,6 tỷ đô la7. Đến năm 2019, tổng chi phí cho điều trị ung thư tuyến giáp dạng nhú ước tính từ 18 đến 21 tỷ đô la tại Hoa Kỳ8. Sự gia tăng tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp trong những năm qua còn nhiều tranh cãi. Có bằng chứng cho thấy rằng với sự tiến bộ trong phương pháp phát hiện và chính sách sàng lọc sẽ làm tăng khả năng phát hiện bệnh9, sự chẩn đoán quá mức gây ra tăng sự phát hiện bệnh ở những khối u nhỏ hay sự gia tăng thực sự ở các yếu tố nguy cơ gây bệnh (phóng xạ, béo phì, dinh dưỡng, lối sống…) vẫn còn nhiều tranh cãi10,11. Trong vòng 10 năm trở lại đây, đã có nhiều hướng dẫn lâm sàng được xây dựng và cập nhật thường xuyên nhằm giúp các bác sĩ trong việc chẩn đoán và phân loại bệnh ung thư tuyến giáp để có được những quyết định phù hợp. Trong đó có thể kể đến các đơn vị như: Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ (ATA), Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia (NCCN), Hiệp hội Nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ (AACE), Hiệp hội Tuyến giáp Châu Âu (ETA), Hiệp hội Tuyến giáp Anh (BTA)....Đã có sự đồng thuận và tranh cãi giữa các hướng dẫn, điều này khiến cho các kết quả chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp có sự khác biệt giữa các quốc gia áp dụng hướng dẫn. Câu hỏi được đặt ra là sự khác biệt giữa các hướng dẫn chấn đoán phân loại bệnh ung thư tuyến giáp như thế nào? Và xu hướng mắc mới của bệnh ung thư tuyến giáp trên thế giới và tại Việt Nam ra sao? Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tổng quan phân loại chẩn đoán và xu hướng mắc mới bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 2009-2019 trên thế giới và Việt Nam” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả phân loại chẩn đoán mới bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 2009-2019 trên thế giới và Việt Nam. 2. Mô tả xu hướng mắc mới bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 2009-2019 trên thế giới và Việt Nam.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2982
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0755.pdf
  Restricted Access
1.65 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.