Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2978
Title: ÁP DỤNG THANG ĐIỂM IHC4 ĐỂ PHÂN TẦNG NGUY CƠ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ GIAI ĐOẠN I-II
Authors: CHU THỊ, TRANG
Advisor: Nguyễn Văn, Chủ
Keywords: Giải phẫu bệnh
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư vú (UTV) là loại ung thư thường gặp nhất, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở nữ giới ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Theo GLOBOCAN năm 2018, trên toàn thế giới có khoảng 2.088.849 trường hợp UTV mới mắc và 626.679 trường hợp tử vong do UTV.1 Năm 2019, ở Mỹ theo ước tính khoảng 266.120 trường hợp được chẩn đoán là ung thư biểu mô vú xâm nhập (UTBMVXN) cùng với 63.940 trường hợp UTV tại chỗ.2 Ở Trung Quốc, từ năm 1990-2014 tỷ lệ tử vong chuẩn hóa theo tuổi tăng nhanh từ 20,01-44,26/100.000 người (trung bình mỗi năm tăng 3,3%), năm 2015 ước tính có 268.600 trường hợp mới mắc, và 69.500 trường hợp tử vong.3 Tại Việt Nam năm 2018, UTV là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới, có 15.229 ca mới mắc, 6.103 ca tử vong.3 Chính vì vậy, UTV là gánh nặng kinh tế, xã hội cho Việt Nam.4 Đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh có vai trò quan trọng trong phân loại bệnh nhân ung thư vú để tiên lượng và xác định liệu pháp điều trị thích hợp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiên lượng ung thư vú giai đoạn IA, IB, IIA, IIB theo phân loại Ủy ban phòng chống ung thư Hoa Kỳ (AJCC) lần thứ 8 tốt hơn so với giai đoạn III trở đi, với thời gian sống không tái phát xa, thời gian sống thêm toàn bộ dài hơn.5,6 Phác đồ điều trị UTV giai đoạn sớm I, II có thụ thể nội tiết dương tính gồm liệu pháp hoóc-môn, cân nhắc sử dụng hóa chất với những trường hợp nguy cơ tái phát cao. Do vậy, việc phân tầng nguy cơ ở những bệnh nhân này rất quan trọng, để đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp, tránh điều trị quá mức cho bệnh nhân. Trong những xét nghiệm phân tầng nguy cơ bệnh nhân, Oncotype DX có giá trị cao nhất và được đưa vào phân loại AJCC lần thứ 8.7–10 Dựa trên những bằng chứng này, những bệnh nhân có thụ thể nội tiết dương tính, HER2 âm tính, hạch âm tính và có thang điểm tái phát <18 (đánh giá theo Oncotype DX) được xếp vào giai đoạn I, bất kể kích thước u. Những xét nghiệm đa gen khác như Mammaprint,11 EndoPredict,12 PAM50,13 và chỉ số UTV (breast cancer index)14 cũng cho kết quả tương tự nhưng chưa được đưa vào hệ thống phân loại TNM của AJCC lần thứ 8. Tuy nhiên, những xét nghiệm này đòi hỏi chi phí và công nghệ cao, nên chưa được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển. Do vậy năm 2011, Cuzick và cộng sự15 đã thiết lập thang điểm IHC4 (Immunohistochemistry 4) được tính toán dựa trên 4 dấu ấn HMMD là ER, PR, HER2 và Ki67, với cách tính toán đơn giản và chi phí thấp, nhằm tiên lượng thời gian tái phát của bệnh nhân UTV giai đoạn sớm có thụ thể nội tiết dương tính. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thang điểm IHC4 có giá trị tiên lượng tương tự như thang điểm tái phát Oncotype Dx.15 Tuy nhiên, các nghiên cứu về thang đểm IHC4 chưa nhiều, cần có nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá thêm về giá trị bằng chứng của thang điểm. Ở Việt Nam rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Áp dụng thang điểm IHC4 để phân tầng nguy cơ ung thư biểu mô tuyến vú giai đoạn I-II”, với hai mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ các nhóm nguy cơ của ung thư biểu mô tuyến vú giai đoạn I-II theo thang điểm IHC4. 2. Nhận xét mối liên quan giữa các nhóm nguy cơ với một số đặc điểm giải phẫu bệnh.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2978
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0751.pdf
  Restricted Access
2.45 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.