Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2901
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLê Huyền, My-
dc.contributor.authorĐinh Thị, Hoa-
dc.date.accessioned2021-12-09T03:05:38Z-
dc.date.available2021-12-09T03:05:38Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2901-
dc.description.abstractViêm bì cơ hay còn gọi là viêm da cơ (Dermatomyositis - DM) là một trong các bệnh tự miễn, hiếm gặp hơn các bệnh tổ chức liên kết tự miễn khác như: lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp1. Cho đến nay, căn nguyên gây bệnh và cơ chế bệnh sinh còn chưa thực sự rõ ràng nhưng có liên quan tới sự xuất hiện các tự kháng thể bất thường chống lại kháng nguyên nhân và các protein liên quan với nhân tế bào2,3. DM biểu hiện ở nhiều c¬¬ơ quan khác nhau trong đó chủ yếu tác động đến da, cơ và các mao mạch. Chẩn đoán bệnh thường gặp nhiều khó khăn do đặc điểm lâm sàng rất đa dạng. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các ban đỏ tím có thể có phù nề ở vùng quanh mắt (dấu hiệu Heliotrope), ở mặt, cổ và thân mình (dấu hiệu chữ V, dấu hiệu khăn choàng), sẩn Gottron, dấu hiệu Gottron cùng các biểu hiện đau, yếu và viêm cơ vùng gốc chi, đối xứng hai bên mà không ảnh hưởng tới sự dẫn truyền thần kinh cơ4,5. Ngoài tổn thương da và cơ, bệnh nhân có thể có các triệu chứng ở cơ quan nội tạng: khớp, phổi, tim mạch và tiêu hóa,… có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động hàng ngày của bệnh nhân, thậm chí là tử vong. Ở người lớn, DM có liên hệ mật thiết với các bệnh ung thư biểu mô và u lympho6. Bệnh không điều trị khỏi mà chủ yếu là kiểm soát các đợt cấp của bệnh và quả¬¬n lý ngoại trú thường xuyên bằng corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch. Nhiều nghiên cứu trên Thế giới đã chỉ ra rằng, việc chẩn đoán và tiên lượng DM không chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng mà còn phụ thuộc vào độ đặc hiệu cũng như nồng độ các tự kháng thể7–9. Chính vì lẽ đó, xác định tỷ lệ dương tính của một số tự kháng thể cùng với việc theo dõi lâm sàng và các chỉ số cận lâm sàng một cách thường xuyên, đầy đủ là đặc biệt hữu ích trong việc giúp các bác sĩ nhận biết được những biểu hiện lâm sàng đặc trưng với từng kháng thể, tiên lượng bệnh nhân, lựa chọn phác đồ cũng như làm rõ hơn cơ chế bệnh sinh của bệnh. Kỹ thuật Immunoblot sử dụng điện di trên gel và đầu dò kháng thể để phân tích protein, có thể xác định nhiều tự kháng thể đồng thời, dễ sử dụng, đơn giản và nhanh chóng trong việc phiên giải kết quả khi so sánh với phương pháp khác như kết tủa miễn dịch (IP - Immunoprecipitation). Việc sử dụng kết tủa miễn dịch có một số hạn chế, chỉ giới hạn ở một số ít phòng xét nghiệm do kỹ thuật này sử dụng đồng vị phóng xạ và cần nhiều thời gian cũng như đòi hỏi phải được đào tạo cụ thể về cách giải thích kết quả, đồng thời, không phân biệt được các protein có cùng trọng lượng phân tử. Các nghiên cứu toàn diện, thực hiện ở các trung tâm lớn ở châu Âu đã chỉ ra rằng sử dụng kỹ thuật Immunoblot để xác định các tự kháng thể có giá trị, đặc hiệu và hữu ích hơn cho các phân nhóm của IIMs nói chung và cho bệnh nhân DM nói riêng7. Ở Việt Nam, đã có nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số thay đổi miễn dịch ở bệnh nhân PM và DM10. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện một cách hệ thống, dành riêng cho bệnh nhân DM. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và một số tự kháng thể ở bệnh nhân viêm bì cơ”, nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm bì cơ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. 2. Xác định tỷ lệ dương tính của một số tự kháng thể ở bệnh nhân viêm bì cơ bằng kỹ thuật Immunoblot.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương về viêm bì cơ 3 1.1.1. Vài nét về lịch sử bệnh 3 1.1.2. Dịch tễ học 4 1.1.3. Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh 5 1.1.4. Tiến triển và tiên lượng. 9 1.1.5. Điều trị 10 1.2. Triệu chứng và chẩn đoán bệnh viêm bì cơ 10 1.2.1. Triệu chứng lâm sàng 10 1.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng 14 1.2.3. Chẩn đoán và phân loại 17 1.3. Các tự kháng thể trong bệnh viêm bì cơ 19 1.3.1. Các tự kháng thể đặc hiệu cho viêm cơ 19 1.3.2. Các tự kháng thể liên quan tới viêm cơ 25 1.3.3. Các tự kháng thể khác 27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu 28 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 28 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu 28 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.2.2. Cỡ mẫu 28 2.2.3. Cách lấy mẫu 29 2.2.4. Kỹ thuật Immunoblot 29 2.3.5. Các bước tiến hành 32 2.3. Vật liệu, thiết bị nghiên cứu 34 2.4. Địa điểm nghiên cứu 35 2.5. Thời gian nghiên cứu 36 2.6. Biến số, chỉ số trong nghiên cứu. 37 2.7. Xử lý số liệu 39 2.8. Cách khống chế sai số trong nghiên cứu 39 2.9. Đạo đức nghiên cứu 39 2.10. Hạn chế của đề tài 39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm bì cơ 40 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 40 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm bì cơ 43 3.2. Tỷ lệ dương tính của một số tự kháng thể ở bệnh nhân viêm bì cơ 54 3.2.1. Kháng thể ANA- hep2 54 3.2.2. Một số tự kháng thể ở bệnh nhân viêm bì cơ 54 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 66 4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm bì cơ 66 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 66 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm bì cơ 68 4.2. Tỷ lệ dương tính của một số tự kháng thể ở bệnh nhân viêm bì cơ 78 4.2.1. Kháng thể ANA-hep2 78 4.2.2. Một số tự kháng thể ở bệnh nhân viêm bì cơ 79 KẾT LUẬN 90 KIẾN NGHỊ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectViêm bì cơ, viêm da cơ, tự kháng thể, Immunoblot, EUROLINE.vi_VN
dc.titleBiểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và một số tự kháng thể ở bệnh nhân viêm bì cơvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn BSNT Đinh Thị Hoa.docx
  Restricted Access
9 MBMicrosoft Word XML
Luận văn BSNT Đinh Thị Hoa.pdf
  Restricted Access
2.63 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Luận văn BSNT Đinh Thị Hoa.pptx
  Restricted Access
10.5 MBMicrosoft Powerpoint XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.