Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2833
Title: Khảo sát tình trạng rối loạn tình dục và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân nữ mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối chưa điều trị thay thế
Authors: PHẠM, QUANG ĐỨC
Advisor: PGS.TS. Hà Phan, Hải An
Keywords: Nội khoa
Issue Date: 2021
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Rối loạn chức năng tình dục nữ (Female sexual dysfunction) là những vấn đề trong đáp ứng tình dục (sự giảm ham muốn hoặc kính thích tình dục liên tục, lặp đi lặp lại, khó hoặc không thể đạt được cực khoái, và/ hoặc cảm giác đau khi quan hệ tình dục), ảnh hưởng đến tâm lý và quan hệ với bạn tình. Đây là một bệnh cảnh phức tạp chưa được biết đến, quan tâm hợp lý và ảnh hưởng đến phụ nữ mọi lứa tuổi1. Các yếu tố ảnh hưởng: bất thường cơ quan sinh dục, rối loạn nội tiết (suy giáp, tăng prolactin máu, suy giảm estrogen, androgen…), bệnh thần kinh ngoại vi, thần kinh thực vật (tổn thương tủy sống, đái tháo đường…), tổn thương hệ thống mạch máu (đái tháo đường, tăng huyết áp…), tâm lý, tâm thần (sự giáo dục, mối quan hệ với bạn tình, kinh nghiệm, trầm cảm…), xã hội (văn hóa xã hội, tình trạng kinh tế, sự thiếu riêng tư…)2. Trong xã hội hiện đại, tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục nữ ngày càng cao. Theo các nghiên cứu đã công bố, tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục nữ dao động từ 22,4% đến 82,2% tùy thuộc lứa tuổi, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, cách lấy mẫu, tiêu chuẩn chẩn đoán3,4. Tại Việt Nam, theo công trình nghiên cứu của Ngô Thị Yên và cộng sự thì tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục dục nữ là 34,2% 5. Bệnh thận mạn giai đoạn cuối (Chronic kidney disease) là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng lên sức khỏe người bệnh11. Bệnh thận mạn giai đoạn cuối là bệnh thận mạn giai đoạn V11. Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh thận mạn với mức lọc cầu thận < 15ml/phút/1,73 m2, biểu hiện bằng hội chứng ure huyết, các rối loạn nước, điện giải, rối loạn tim mạch, huyết học, thần kinh, nội tiết, chuyển hóa.... Rối loạn chức năng tình dục là một rối loạn phổ biến ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính cả nam và nữ. Theo Navaneethan tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục nữ ở bệnh nhân bệnh thận mạn là 30-80%6, theo Yazici rối loạn chức năng tình dục nữ có ở 94% bệnh nhân lọc màng bụng và 100% bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ7. Theo Seethala, tỷ lệ này là 80%8, Giovanni F. M. Strippoli là 84%9. Trong khi đó, số bệnh nhân bị bệnh thận mạn không hề nhỏ, theo nghiên cứu NHANES – III của Hoa kỳ công bố năm 2017 thì tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh thận mạn là 13%. Cũng theo nghiên cứu này, cứ một bệnh nhân mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối thì tương ứng ở ngoài cộng đồng có khoảng 100 người mắc bệnh thận mạn10. Ở Việt Nam chưa có thống kê một cách đầy đủ, tuy nhiên số lượng bệnh nhân mắc bệnh thận mạn nhập viện hằng năm ngày càng cao, chủ yếu là bệnh thận mạn giai đoạn cuối và biến chứng của nó. Hiện tại, Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề tình dục của nam giới, tuy nhiên do vấn đề văn hóa, đặc điểm con người, vấn đề tình dục của nữ giới ít được quan tâm hơn, chưa có nhiều nghiên cứu. Vì vậy xuất phát từ thực tế lâm sàng, phát hiện, tư vấn, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tình dục của người phụ nữ bị bệnh thận mạn tính, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Khảo sát tình trạng rối loạn tình dục và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân nữ mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối chưa điều trị thay thế”. Đề tài được tiến hành với 2 mục tiêu: 1. Khảo sát tình trạng rối loạn tình dục ở bệnh nhân nữ mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối chưa điều trị thay thế. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn tình dục ở nhóm bệnh nhân trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2833
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THS0939.pdf
  Restricted Access
2.64 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.