Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2814
Title: TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH BẮC GIANG NĂM 2020
Authors: NGUYỄN THỊ, NHƯ QUỲNH
Advisor: PGS.TS TRỊNH, BẢO NGỌC
Keywords: Dinh dưỡng
Issue Date: 2021
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Xã hội ngày càng phát triển thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn của gia đình và toàn xã hội. Trong quá trình phát triển của trẻ, giai đoạn trẻ em từ lúc chào đời cho đến 2 tuổi là giai đoạn có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong giai đoạn này trẻ có nhu cầu rất lớn về dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ tăng trưởng phát triển về thể chất và dần hoàn thiện chức năng các cơ quan, bộ phận. Việc nuôi dưỡng trẻ thời kỳ này đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của đứa trẻ sau này. Nếu được chăm sóc và nuôi dưỡng đầy đủ thì trẻ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật. Ngược lại, nếu trẻ không được nuôi dưỡng hợp lý và đúng cách có thể dẫn đến suy dinh dưỡng (SDD) và nhiều bệnh tật liên quan. Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội 1. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ SDD nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ trong giai đoạn dưới 24 tháng tuổi. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 500 triệu trẻ em SDD thiếu protein - năng lượng ở những thể khác nhau. Khoảng 150 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể nhẹ cân và 20 triệu trẻ em bị SDD thể nặng ². Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi năm 2010 thể nhẹ cân là 17,5%, trong đó độ I cao nhất chiếm 15,4%. Tỷ lệ SDD thể thấp còi là 29,3%. Năm 2018 tỷ lệ thể nhẹ cân là 12,8%, trong đó độ I chiếm 11,4 và 23,2% thể thấp còi ³. Tình trạng SDD không chỉ là do thiếu nguồn thực phẩm, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, chăm sóc y tế kém mà còn do các bà mẹ, các thành viên trong gia đình thiếu kiến thức và thực hành nuôi dưỡng trẻ chưa hợp lý cũng như còn tồn tại những quan niệm, thói quen nuôi dưỡng trẻ lạc hậu, phản khoa học. Một số bà mẹ có kiến thức chăm con tốt, nhưng thực hành thì vẫn chưa tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc chăm sóc các bà mẹ về thời kỳ thai nghén còn chưa tốt, nuôi con bằng sữa mẹ còn chưa đúng và cho trẻ ăn bổ sung không hợp lý, thức ăn bổ sung còn nghèo nàn... đây là những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, làm tăng tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ nhỏ. Bắc Giang là tỉnh Bắc Bộ đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa với hàng loạt những khu công nghiệp đang hoạt động cùng số lượng những người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại địa phương này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ đến khám tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Bắc Giang năm 2020” với 2 mục tiêu sau: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Bắc Giang năm 2020. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Bắc Giang 2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2814
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THS0916.pdf
  Restricted Access
1.71 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.