Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2813
Title: CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Authors: NGUYỄN THỊ, MINH NGUYỆT
Advisor: PGS.TS. PHẠM HUY, TUẤN KIỆT
Keywords: Quản lý bệnh viện
Issue Date: 2021
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, ĐTĐ là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận,... ĐTĐ là một trong các bệnh mãn tính phổ biến nhất có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh1. Tất cả các biến chứng của bệnh ĐTĐ dù nhẹ nhất đều ảnh hưởng đáng kể đến CLCS của người bệnh2. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2015 toàn thế giới có 415 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh ĐTĐ, tương đương cứ 11 người có 1 người bị ĐTĐ. Đến năm 2040 con số này sẽ là 642 triệu ca, tương đương với cứ 10 người có 1 người bị ĐTĐ3. Năm 1999, tại Châu Á, bệnh ĐTĐ tăng nhanh ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, ví dụ như Thái Lan có khoảng 6,7% dân số mắc ĐTĐ, Hàn Quốc có 4,0% dân số ĐTĐ4. Tại Việt Nam, phần lớn người bệnh ĐTĐ phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị5. Năm 2001, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ của người dân Việt Nam chỉ chiếm 4%, thì đến năm 2012 đã tăng lên 5,3% và lên đến 5,8% trong năm 20135. Đo lường CLCS không những đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tác động của bệnh tật tới tình trạng sức khỏe thể chất, khả năng hoạt động, đời sống tâm lý hoặc tinh thần của người bệnh, mà còn cung cấp những thông tin có giá trị giúp cho các cán bộ y tế và người bệnh cùng hợp tác đưa ra quyết định lựa chọn tốt nhất có thể về những chỉ định can thiệp phù hợp trong quá trình chăm sóc và điều trị người bệnh, đồng thời cũng giúp đánh giá sự thay đổi CLCS trong suốt quá trình điều trị, giúp có cái nhìn toàn diện hơn về tác động của điều trị và bệnh tật tới người bệnh7. Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đo lường tác động của bệnh tật lên CLCS của người bệnh ĐTĐ, Adam Ljoyd (2011) thực hiện nghiên cứu tại Anh đánh giá CLCS của 1233 người bệnh ĐTĐ type 2 không sử dụng insulin bằng bộ câu hỏi SF-36, kết quả người bệnh ĐTĐ type 2 có biến chứng thậm chí là nhẹ cũng tác động đáng kể lên CLCS của họ2. Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về CLCS người ĐTĐ trong nước ở các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh8,9. Nhưng nghiên cứu CLCS người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện tuyến huyện, thành phố còn chưa nhiều9,10 và điểm CLCS (thang điểm 100) chỉ ở mức trung bình, như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (tại BV Thanh Nhàn) là 58,36 ± 11,5111; hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân (tại BVĐK Mê Linh) là 53,9± 14,412. Trong khi đó, số người được quản lý điều trị tại y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến huyện ngày càng gia tăng. Bệnh viện đa khoa Hà Đông là Bệnh viện đa khoa hạng I, trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Năm 2020, Bệnh viện đa khoa Hà Đông quản lý hơn 2800 bệnh nhân ĐTĐ điều trị ngoại trú, hiện chưa có nghiên cứu nào về CLCS của người bệnh ĐTĐ type 2 đang điều trị tại đây. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2020 và một số yếu tố liên quan” với mong muốn đóng góp những dữ liệu ban đầu làm cơ sở đề xuất những kiến nghị có giá trị trong công tác điều trị, chăm sóc, quản lý người bệnh ĐTĐ type 2 nhằm nâng cao CLCS cho người bệnh ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông nói riêng và của các cơ sở y tế khác nói chung.  
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2813
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THS0909.pdf
  Restricted Access
1.98 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.