Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2808
Title: Động lực làm việc và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái năm 2020
Authors: NGUYỄN, CÔNG TOẢN
Advisor: TS. Nguyễn Thị, Hồng Diễm
TS. Nguyễn Thị, Bạch Yến
Keywords: Quản lý Bệnh viện
Issue Date: 2021
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Động lực làm việc của các cá nhân trong tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc cho cá nhân và tổ chức. Bệnh viện cũng là một tổ chức như vậy, đội ngũ nhân viên làm việc thực sự hiệu quả, nghiêm túc, có trách nhiệm với nghề sẽ nâng cao chất lượng bệnh viện. Muốn có được điều đó trước hết đội ngũ nhân viên phải có động lực với công việc hiện tại của họ. Trong ngành Y tế số lượng điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất, theo Báo cáo Cục Quản lý khám, chữa bệnh có 73.326 Bác sĩ và 129.337 Điều dưỡng (ĐD) viên đang làm công tác điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc. Tỷ lệ Điều dưỡng/Bác sĩ là 1,8 thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên Thế giới 1 . Chăm sóc sức khỏe người dân do ĐD cung cấp được đánh giá là một trong bốn trụ cột của hệ thống Y tế (Theo WHO cho rằng chất lượng trong khám chữa bệnh có 4 trụ cột: Thuốc – Trang thiết bị Y tế; điều trị; y học chứng cứ; và trụ cột cuối cùng là điều dưỡng). Tại Việt Nam hiện nay, ngành Điều dưỡng đã và đang trở thành một ngành độc lập, cùng song hành với sự phát triển của các ngành khác trong khối ngành khoa học sức khỏe. Các dịch vụ chăm sóc do ĐD cung cấp có phạm vi rất rộng, từ việc hỗ trợ chẩn đoán và điều trị, thực hiện các kỹ thuật từ chăm sóc tinh xảo đến chăm sóc vệ sinh cơ bản cho người bệnh. Do vậy, đánh giá đúng vai trò và vị thế nghề nghiệp của điều dưỡng cũng như tạo động lực để họ làm việc tích cực là rất cần thiết. Tuy nhiên, ngành Điều dưỡng của Việt Nam hiện nay chưa được đánh giá đúng: Nhận thức về địa vị và giá trị của ngành Điều dưỡng trong Y học và trong khám chữa bệnh của một bộ phận cán bộ y tế và người dân chưa đúng; hệ thống quản lý ĐD chưa được quan tâm hoàn thiện; nguồn nhân lực điều dưỡng thiếu về số lượng và trình độ chuyên môn 2. Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ là bệnh viện hạng II, tuyến tỉnh trực thuộc sở Y tế tỉnh Yên Bái. Bệnh viện có 335 giường kế hoạch với tổng số 224 cán bộ viên chức và người lao động trong đó có 60 Bác sĩ và 117 Điều dưỡng. Đội ngũ điều dưỡng đa dạng về trình độ, đặc biệt có 1/5 trong số đó là người dân tộc thiểu số 3 .Môi trường làm việc của điều dưỡng tại đây chịu nhiều áp lực như: Sự vất vả do quá tải công việc, phải tiếp xúc nhiều nhất với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, công việc đòi hỏi nhiều sự tỉ mỉ, lặp đi lặp lại, thu nhập chưa cao. Ngoài ra còn có những mâu thuẫn trong các mối quan hệ với đồng nghiệp hoặc người quản lý phát sinh trong quá trình làm việc. Tất cả những điều đó làm cho Điều dưỡng viên dễ chán nản công việc, làm việc kém hiệu quả, từ đó có thể gây ra những sai sót trong chẩn đoán, chăm sóc và điều trị người bệnh, làm giảm động lực làm việc của điều dưỡng tại đơn vị. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về động lực làm việc của điều dưỡng nhưng chủ yếu là nghiên cứu trên đối tượng tại các bệnh viện khu vực đồng bằng, còn khu vực miền núi và điều dưỡng là người dân tộc thiểu số thì có rất ít. Do vậy để trả lời các câu hỏi: Thực trạng động lực làm việc của cán bộ điều dưỡng tại đơn vị ra sao? Các yếu tố nào liên quan đến động lực làm việc của cán bộ điều dưỡng? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “ Động lực làm việc và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái năm 2020”.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2808
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THS0897.pdf
  Restricted Access
1.55 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.