Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2750
Title: NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN ĐÔNG CẦM MÁU BẰNG XÉT NGHIỆM ROTEM Ở BỆNH NHÂN SUY GAN CẤP TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Authors: NGUYỄN, MẠNH CHIẾN
Advisor: PGS.TS. Hà, Trần Hưng
TS. Trần Thị, Kiều My
Keywords: Hồi sức cấp cứu
Issue Date: 2019
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Suy gan cấp là một cấp cứu khá thường gặp, tỷ lệ tử vong cao. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 2000 – 2300 ca suy gan cấp mỗi năm. Các nguyên nhân hay gặp nhất là ngộ độc acetamonophen (46%), không rõ nguyên nhân (14%), thuốc khác (12%), viêm gan B (7,7%) và miễn dịch (5,9%) [1]. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu về tần số mắc suy gan cấp trên cả nước, tuy nhiên ở bệnh viện Bạch Mai, hàng ngày các bác sĩ hồi sức, cấp cứu, chống độc và tiêu hóa thường xuyên phải đối mặt với các trường hợp bệnh nặng này, và luôn phải đối diện với rất nhiều khó khăn trong chẩn đoán và xử trí. Tại Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai do phát triển kỹ thuật thay huyết tương, nên luôn tiếp nhận điều trị bệnh nhân suy gan cấp, chiếm khoảng 5 - 8,5% trong tổng số bệnh nhân ngộ độc và có xu hướng ngày càng tăng (2008-2010), tỉ lệ tử vong rất cao 50-67 % [2]. Suy gan cấp được định nghĩa là sự suy giảm nhanh chóng chức năng gan, có đặc trưng là vàng da, rối loạn đông máu (INR >1,5), và bệnh não gan ở những bệnh nhân không có bằng chứng về bệnh gan trước đó [3]. Gan tổng hợp nhiều yếu tố đông máu của huyết tương: Fibrinogen, yếu tố V, yếu tố VIII, và các yếu tố phụ thuộc vitamin K: II, VII, IX, X. Sản xuất các chất ức chế đông máu như: antithrombin, protein C, protein S và một số thành phần của hệ tiêu sợi huyết: plasminogen, alpha antiplasmin. Trong suy gan cấp các chức năng này bị rối loạn dẫn đến tình trạng rối loạn đông cầm máu nặng và phức tạp [1],[3],[4]. Hiện nay, để chẩn đoán rối loạn đông cầm máu chủ yếu vẫn dựa vào các xét nghiệm thường quy như đếm số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin (PT), thời gian aPTT, định lượng fibrinogen…Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận được như tính phổ biến, giá thành rẻ, dễ phân tích, những xét nghiệm này cũng còn nhiều hạn chế như thời gian đợi kết quả xét nghiệm lâu (thường trên 2 giờ), thông tin rời rạc, không phản ánh đầy đủ quá trình đông máu trong cơ thể và không dự đoán chính xác được nhu cầu truyền chế phẩm máu dẫn đến hậu quả là truyền các chế phẩm máu quá mức hoặc không đủ hoặc không cần thiết [3],[4],[5]. Điều này là đặc biệt quan trọng khi bệnh nhân suy gan cấp thường xuyên gặp phải vấn đề cần can thiệp xâm nhập như đặt catheter lọc máu, bệnh lý cần can thệp phẫu thuật, thủ thuật… Nhiều bệnh nhân suy gan cấp cần thay huyết tương điều trị nhưng bác sĩ hết sức lúng túng khi quyết định dùng chống đông thế nào cho phù hợp, tránh nguy cơ tắc màng lọc hoặc biến chứng xuất huyết. Xét nghiệm đàn hồi đồ cục máu đông ROTEM (Rotational thromboelastometry) là một xét nghiệm cho kết quả nhanh và đánh giá tổng thể quá trình đông máu trong cơ thể, cung cấp thêm thông tin hữu ích về tình trạng đông cầm máu, giúp các bác sĩ lâm sàng định hướng nhanh chóng các rối loạn đông máu cũng như tính toán được liều và các đích cần đạt của các loại chế phẩm máu [6]. Hiện nay Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai cũng đã và đang áp dụng rộng rãi xét nghiệm ROTEM trong điều trị một số bệnh lý như rối loạn đông máu ở bệnh nhân bị rắn lục cắn, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá vai trò của ROTEM ở bệnh nhân suy gan. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm rối loạn đông cầm máu bằng xét nghiệm ROTEM ở bệnh nhân suy gan cấp điều trị tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai. 2. Nhận xét giá trị của xét nghiệm ROTEM trong định hướng chẩn đoán rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân suy gan cấp.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2750
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2019THS0926.pdf
  Restricted Access
1.72 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.