Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2740
Title: Nghiên cứu giá trị của cắt lớp vi tính 128 dãy định lượng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau ghép tế bào gốc tự thân
Authors: VŨ, THÀNH TRUNG
Advisor: GS.TS. PHẠM, MINH THÔNG
Keywords: Chẩn đoán hình ảnh
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể dự phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra, không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá, thuốc lào là một trong những nguyên nhân chính 1. Hiện nay, BPTNMT là một trong những nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật và tử vong hàng đầu. Dự kiến đến năm 2030, BPTNMT là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới 1. Tỷ lệ mắc BPTNMT hiện nay trên thế giới khoảng 6% (4-10%) và ở Việt Nam tỷ lệ mắc ở người trên 40 tuổi là 4,2%, trong đó nam giới là 7,1% và nữ giới là 1,9%. Tại Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân mắc BPTNMT vào điều trị tại Trung tâm Hô hấp đứng đầu trong các bệnh lý về phổi. Do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường, tỷ lệ mắc BPTNMT có chiều hướng gia tăng nhanh.2 Với sự xuất hiện của nhiều loại thuốc mới làm tăng hiệu quả điều trị đối với BPTNMT, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng và rất nặng. Do vậy cần có hướng nghiên cứu mới để phối hợp hoặc thay thế cho các phương pháp cũ nhằm đem lại hiệu quả điều trị tối ưu. Liệu pháp tế bào gốc đã được nghiên cứu và kiểm chứng về hiệu quả điều trị với nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt thể hiện ưu điểm trong việc tái cấu trúc và sửa chữa tổn thương ở các cơ quan. Những nghiên cứu về trị liệu tế bào gốc trong điều trị BPTNMT đã được triển khai trên thế giới và cho thấy sự an toàn và bước đầu có hiệu quả. 3 Đo chức năng hô hấp là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán, đánh giá mức độ, theo dõi điều trị của BPTNMT, tuy nhiên vai trò của chụp cắt lớp vi tính (CLVT) ngày càng được mở rộng trong cả nghiên cứu và thực hành lâm sàng, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy những lợi ích của CLVT trong việc chẩn đoán, xác định kiểu hình, dự đoán tiến triển và tiên lượng bệnh, lựa chọn bệnh nhân để can thiệp điều trị cũng như cung cấp thêm những hiểu biết về sinh lý bệnh học phức tạp của BPTNMT. Với những tiến bộ vượt bậc của CLVT, đặc biệt là CLVT có sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong đánh giá và định lượng tổn thương phổi của bệnh nhân BPTNMT, bao gồm khí phế thũng, tổn thương đường dẫn khí – gián tiếp bằng hình ảnh bẫy khí, dày thành phế quản, tỷ lệ phần trăm của thành phế quản. Những kết quả định lượng trên CLVT được hy vọng sẽ trở thành những “dấu ấn hình thể học” trong BPTNMT, tương tự như một chất chỉ điểm sinh học 4 trong chẩn đoán và theo dõi điều trị BPTNMT. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy có mối tương quan có ý nghĩa giữa các kết quả định lượng khí phế thũng (EI), bẫy khí (ATI), độ dày thành phế quản (WT), tỷ lệ phần trăm thành (% WA) của đường dẫn khí trên CLVT với chức năng hô hấp 5,6,7. Tuy nhiên, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào sử dụng CLVT 128 dãy để đánh giá sự thay đổi các chỉ số định lượng tổn thương phổi của bệnh nhân mắc BPTNMT trước và sau điều trị bằng ghép tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và tuỷ xương, qua đó đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu giá trị của cắt lớp vi tính 128 dãy định lượng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau ghép tế bào gốc tự thân” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính 128 dãy định lượng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 2. Đánh giá thay đổi của các chỉ số định lượng trên cắt lớp vi tính 128 dãy trước và sau điều trị ghép tế bào gốc tự thân của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2740
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0034.pdf
  Restricted Access
3.68 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.