Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2735
Title: VAI TRÒ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 256 DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ
Authors: DƯƠNG, QUỐC THIỆN
Advisor: PGS.TS. Nguyễn, Quốc Dũng
Keywords: Chẩn đoán Hình ảnh
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Phình Động mạch chủ (PĐMC) là một đoạn động mạch chủ (ĐMC) giãn rộng, đường kính ngang gấp ít nhất 1,5 lần so với đoạn bình thường ở ngay trên nó hoặc khi chỉ có một mảng thành mạch giãn ra, làm mất tính song song của thành mạch1,2. Tỷ lệ PĐMC ở người Việt Nam khoảng 1% 3, 4, tương đương các nước châu Á, nhất là Ấn Độ và Trung Quốc5, 6, tỷ lệ này thấp hơn nhiều các nước phương Tây. PĐMC thường gặp ở người cao tuổi, nam nhiều hơn nữ 7, 8, người da trắng gặp nhiều hơn người da đen 9,10. Tỷ lệ tử vong do PĐMC đứng hàng thứ 10 trong các nguyên nhân gây tử vong hàng năm ở những người nam giới trên 55 tuổi. Bệnh PĐMC ngày càng tăng, theo các tác giả châu Âu, PĐMC tăng từ 1,5% vào năm 1960 lên 3% vào năm 1980. PĐMC có thể xảy ra ở mọi vị trí suốt dọc chiều dài của ĐMC, từ ĐMC lên tới chỗ chia 2 ĐM chậu, tuy nhiên có tới 80 - 85% PĐMC xuất hiện ở đoạn dưới chỗ xuất phát các ĐM thận – gọi là PĐMC bụng dưới thận 2. Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của PĐMC thể hiện ít rầm rộ, tiến triển chậm hơn các bệnh lý khác của mạch máu. Biến chứng thường gặp của PĐMC là tắc ĐM ngoại vi cấp tính, Phình dọa vỡ hay vỡ Phình. Đây là các cấp cứu ngoại khoa – can thiệp, với tỷ lệ kết quả xấu và tử vong sau mổ cao hơn 2-10 lần nhóm bệnh nhân chưa có biến chứng. Các biến chứng khác như tách thành ĐMC và viêm quanh khối Phình. Điều trị PĐMC, nhất là Phình do bệnh lý bao gồm điều trị bệnh căn (tăng huyết áp, xơ vữa ĐM ...) bằng nội khoa, và điều trị tại chỗ túi Phình bằng ngoại khoa và can thiệp. Gần đây, can thiệp nội mạch (đặt Stentgraft) và can thiệp + phẫu thuật (Hybrid) đã dần thay thế phẫu thuật kinh điển trong nhiều trường hợp 2. Chẩn đoán PĐMC không khó, dựa vào dấu hiệu lâm sàng, siêu âm Doppler mạch, chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch. Một số tình huống đặc biệt mới dùng đến chụp ĐMC kinh điển hay chụp cộng hưởng từ 2. Trong những năm gần đây, chụp CLVT đa dãy đầu thu đã được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh. Vai trò của nó trong chẩn đoán PĐMC đã được khẳng định với nhiều ưu điểm như: tạo ảnh cắt ngang liên tục có độ phân giải cao, có nhiều thông tin hơn các phương pháp khác, có thể tái tạo hình nhiều mặt phẳng (MPR) thuận tiện để xác định và nghiên cứu tổn thương. Ảnh 3D bề mặt, ảnh hình chiếu cường độ tối đa (MIP) là những hình ảnh tái tạo với nhiều chiều hướng khác nhau trong không gian. Ngày nay, do sự phát triển của công nghệ, các máy đa dãy thể hiện ưu thế chụp rất nhanh, chụp được khoảng rộng trong thời gian ngắn, với lát cắt mỏng, cho hình ảnh rõ nét và đáng tin cậy, trở thành tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán PĐMC, đánh giá toàn diện các tổn thương PĐMC trước điều trị và theo dõi PĐMC sau điều trị. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về cắt lớp vi tính của PĐMC còn chưa nhiều, trước đây chủ yếu được thực hiện trên các máy 1-2 dãy và gần đây là máy 64 dãy, chưa thấy nghiên cứu nào trên máy 256 dãy; hơn nữa cũng chưa có nhiều nghiên cứu tổng thể PĐMC trên toàn bộ chiều dài và theo dõi PĐMC trên CLVT. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “ Vai trò của cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán và theo dõi phình ĐMC” nhằm các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của phình ĐMC trên ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy. 2. Vai trò của cắt lớp vi tính 256 dãy trong theo dõi phình động mạch chủ.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2735
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0028.pdf
  Restricted Access
2 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.