Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2682
Title: DIỄN BIẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 2 ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010-2019
Authors: NGÔ, THANH HẰNG
Advisor: PGS.TS. PHẠM, VĂN PHÚ
Keywords: Dinh dưỡng
Issue Date: 2021
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Sinh viên là đối tượng cần được quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe. Cơ thể ngừng lớn về kích thước nhưng quá trình thay đổi và tái tạo tế bào vẫn tiếp diễn không ngừng để duy trì sự sống, chế độ ăn và dinh dưỡng tiếp tục giữ vai trò thiết yếu để bảo vệ và nâng cao sức khỏe ở thời kỳ này. Ở những nước đang phát triển như Việt Nam, độ tuổi này vẫn có hiện tượng lớn bù do ở những năm trước đó cơ thể chưa tăng trưởng hết tiềm năng vốn có. Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) tốt phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn vào và tình trạng sức khoẻ. Cơ thể thiếu hoặc thừa dinh dưỡng biểu hiện rằng đã có vấn đề sức khoẻ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu hoặc dinh dưỡng chưa tốt. Kết quả nghiên cứu tổng điều tra dinh dưỡng (2009-2010) cho thấy, tỷ lệ CED là 17,2% tỷ lệ thừa cân và béo phì chung người từ 20 tuổi trở lên là 5,6%1. Thiếu năng lượng trường diễn (CED) và béo phì ở thanh thiếu niên sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe phức tạp khi ở tuổi trưởng thành. CED và cơ cấu chất lượng khẩu phần ăn không hợp lý có liên quan đến sự phát triển nhận thức và thành tích học tập suy giảm2. CED ở thanh thiếu niên còn liên quan đến sự chậm tăng trưởng, sức mạnh cơ bắp kém dẫn đến hạn chế khả năng họat động thể chất và giảm mật độ xương sau này khi trưởng thành3. Béo phì ở độ tuổi này liên quan đến tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính sớm và tử vong khi trưởng thành4. Chăm sóc sức khỏe của nhóm đối tượng từ 18 - 25 trong đó có sinh viên hiện nay chưa được quan tâm một cách toàn diện. Đối tượng này là lực lượng lao động trí óc trong tương lai, cơ thể tiếp tục hoàn thiện và phát triển. Vì vậy, mọi lệch lạc trong dinh dưỡng đều có thể để lại những hậu quả lâu dài cho sức khỏe. Với sinh viên những năm đầu, đây là khoảng thời gian mà thói quen ăn uống và lối sống có sự thay đổi rất lớn. Thực tế cho thấy rằng sinh viên lần đầu tiên xa gia đình và bắt đầu cuộc sống độc lập, thời gian dành cho việc nấu ăn bị hạn chế5-7. Chế độ ăn uống thiếu năng lượng, không lành mạnh và không cân đối các chất dinh dưỡng cộng với việc thường xuyên bỏ bữa sáng, thích ăn các hàng quán vỉa hè, ít hoạt động thể thao, thường xuyên thức khuya… là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần, ảnh hưởng chất lượng học tập của sinh viên. Tại trường Đại học Y Hà Nội đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của sinh viên, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào theo dõi trong nhiều năm để quan sát sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng và xác định rõ yếu tố liên quan. Giả thiết của nghiên cứu là tình trạng dinh dưỡng của sinh viên đã được cải thiện đáng kể trong 10 năm qua, chiều cao và cân nặng có xu hướng tăng. Do vậy đề tài “Diễn biến tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên năm thứ 2 Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019” được thực hiện với các mục tiêu sau: 1. Mô tả diễn biến tình trạng dinh dưỡng của sinh viên năm thứ 2 Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của sinh viên năm thứ 2 Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2682
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THS0979.pdf
  Restricted Access
2 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.