Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2659
Title: KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG TĂNG ACID URIC MÁU Ở CÁN BỘ ĐẾN KHÁM SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Authors: NGUYỄN, THỊ LÝ
Advisor: PGS.TS. ĐỖ, TRUNG QUÂN
Keywords: Nội - Nội tiết
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội đó là sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh lý chuyển hóa, gây nên đại dịch các bệnh lý mạn tính không lây nhiễm ở cả các nước phát triển và đang phát triển1. Trong đó vấn đề tăng acid uric máu là một trong những rối loạn chuyển hóa cũng đang rất được quan tâm. Tăng acid uric máu là kết quả của sự tương tác giữa nhiều yếu tố, bao gồm giới tính, tuổi tác, di truyền, lối sống và môi trường 2. Trong hơn một thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu về tăng acid uric máu với các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã cung cấp một số phát hiện mới về đặc điểm dịch tễ học, quá trình chuyển hóa urat tại thận, quá trình viêm, miễn dịch, yếu tố gen, yếu tố ăn uống, vai trò của acid uric máu trong các bệnh lý mạn tính không lây khác nhau 3–5. Một số nghiên cứu khác đã chứng minh rằng tăng acid uric máu có liên quan đến đái tháo đường 6, tăng huyết áp 7, đột quỵ 8, rối loạn lipid máu 9, bệnh thận mãn tính 10, các biến cố tim mạch 11. Tăng acid uric máu được coi là dấu hiệu báo trước của bệnh gút do sự lắng đọng của các tinh thể urat trong khớp dẫn đến phản ứng viêm cấp tính 12. Do đó, cần phát hiện sớm tình trạng tăng acid uric máu và có những can thiệp kịp thời để đề phòng các biến chứng do tăng acid uric máu có thể xảy ra. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về acid uric và cho thấy tỷ lệ tăng acid uric máu ngày càng tăng. Năm 2006, Lohsoonthorn V nghiên cứu ở Thái Lan, tỷ lệ tăng uric máu là 10,6% 13. Năm 2009, Sari I và cộng sự khảo sát trên dân số Thổ Nhĩ Kỳ cho tỷ lệ là 12,1% 14. Chuang và cộng sự đã thực hiện khảo sát dinh dưỡng và sức khỏe ở Đài Loan vào năm 2011 tỷ lệ tăng acid uric 21,6% ở nam và 9,6% ở nữ 15. Còn tại Hoa Kỳ cũng năm 2011 nghiên cứu của Zhu Y thấy tỷ lệ ở nam là 21,2% và 21,6% ở nữ 16. Tại Việt Nam, cũng đã có các nghiên cứu về tình trạng tăng acid uric máu như nghiên cứu ở cộng đồng của tác giả Phạm Thị Dung (2014) 17; ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 của Đinh Thị Thu Hương (2014) 18, hay trên bệnh nhân tăng huyết áp của tác giả Châu Ngọc Hoa (2009) 19,…Nhưng nghiên cứu riêng trên đối tượng cán bộ, viên chức thì còn rất ít, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát tình trạng tăng acid uric máu ở cán bộ đến khám sức khỏe tại bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát tình trạng tăng acid uric máu của cán bộ tập đoàn Viettel đến khám sức khỏe tại bệnh viện Bạch Mai năm 2019-2020. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng acid uric máu ở nhóm đối tượng nghiên cứu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2659
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0152.pdf
  Restricted Access
1.66 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.