Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2649
Title: KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 NHẬP VIỆN CẤP CỨU
Authors: NGUYỄN, MINH TUẤN
Advisor: PGS.TS. Nguyễn Khoa, Diệu Vân
Keywords: Nội-Nội tiết
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Theo thống kê về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2017, đái tháo đường (ĐTĐ) đã gây ra cái chết cho 1,37 triệu người, với số người mắc tăng gấp đôi so với năm 1990 (từ 11,3 triệu người năm 1990 lên 22,9 triệu người năm 2017) 1. Thêm vào đó, năm 2017, ĐTĐ là nguyên nhân được xếp thứ 3 ở nam giới và thứ 5 ở nữ giới trong số các nguyên nhân dẫn đến số năm sống mất đi do bị bệnh tật 2. Không những thế, tỷ lệ người mắc ĐTĐ đang ngày một gia tăng trên phạm vi toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2019, ước tính trên thế giới có khoảng 463 triệu người (chiếm 9,3% dân số) mắc ĐTĐ, dự kiến đến năm 2030 sẽ là 578 triệu người (10,8%). Đặc biệt, có khoảng một nửa (50,1%) số người mắc ĐTĐ không biết mình bị bệnh 3. Tại Việt Nam, năm 2006, tỷ lệ ĐTĐ trên toàn quốc là 2,7%, khu vực thành phố là 4,4% 4. Năm 2012, theo số liệu điều tra dịch tễ trên toàn quốc của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ ở người trưởng thành là 5,42% 5. ĐTĐ gây ra rất nhiều các biến chứng cấp tính và mạn tính, trong đó hạ đường huyết (HĐH) là một trong những biến chứng cấp tính nguy hiểm thường gặp, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association: ADA) cho thấy 2 - 4% số bệnh nhân ĐTĐ chết hàng năm có liên quan đến HĐH, có ít nhất 50% bệnh nhân bị HĐH trong quá trình điều trị, trong đó hơn 50% cơn HĐH không có triệu chứng 6. HĐH nặng xảy ra ở khoảng 30 - 40% bệnh nhân ĐTĐ type 1 và 10 - 30% bệnh nhất ĐTĐ type 2 đang dùng insulin 7. Tỷ lệ HĐH mức độ nhẹ rất khó đánh giá do thường chỉ thoáng qua và bệnh nhân có thể tự điều trị khỏi 7. HĐH mức độ nặng làm tăng tỷ lệ tử vong lên 3,4 lần sau 5 năm theo dõi 8, thậm chí có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đặc biệt đối với những bệnh nhân lớn tuổi, có tiền sử bệnh tim mạch hoặc suy gan, suy thận 9. Đồng thời, chi phí điều trị biến cố HĐH nặng tốn kém, làm tăng đáng kể chi phí điều trị bệnh ĐTĐ tại nhiều quốc gia 10,11. HĐH là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến nhập viện cấp cứu ở bệnh nhân ĐTĐ. Theo một khảo sát lớn tại Hoa Kỳ từ năm 2007 đến 2011, có khoảng 97.000 bệnh nhân ĐTĐ/năm đến phòng cấp cứu do HĐH trong đó khoảng 1/3 phải nhập viện điều trị, insulin và sulfonylurea là những loại thuốc thường gặp nhất dẫn đến HĐH phải nhập viện cấp cứu, đặc biệt là ở người trên 80 tuổi 12. Một nghiên cứu đa trung tâm khác ở bệnh nhân ĐTĐ phải nhập viện cũng chỉ ra rằng, có tới 12 - 18% của tất cả các lần nhập viện liên quan đến ít nhất 1 lần HĐH, trong đó tỷ lệ HĐH nặng là khoảng 5% 13. HĐH là một cấp cứu nội khoa thường gặp đòi hỏi phải chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về HĐH ở bệnh nhân ĐTĐ tại các cơ sở y tế khác nhau cho thấy các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khác nhau. Bệnh viện Nội tiết Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành điều trị nhiều bệnh nhân ĐTĐ chuyển đến từ các tuyến khác nhau. Nhằm tìm hiều thực trạng cấp cứu bệnh nhân ĐTĐ type 2 có HĐH tại bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát tình trạng hạ đường huyết và đáp ứng điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 nhập viện cấp cứu” nhằm mục tiêu: 1. Khảo sát tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 nhập viện cấp cứu. 2. Đánh giá kết quả điều trị hạ đường huyết và một số yếu tố liên quan ở đối tượng nghiên cứu
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2649
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0142.pdf
  Restricted Access
1.68 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.