Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2627
Title: KHẢO SÁT CHỨC NĂNG THẤT PHẢI BẰNG SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CÓ EF < 40% SO VỚI NHÓM CÓ EF ≥ 40%
Authors: NGUYỄN, THU TRANG
Advisor: PGS.TS. Nguyễn Thị, Bạch Yến
Keywords: Nội - Tim mạch
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân1. Suy tim là hậu quả chung của nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim, các bệnh tim bẩm sinh2. Đây là bệnh lý tim mạch có tốc độ gia tăng nhanh nhất, tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi, chiếm 2% - 3% dân số nói chung và lên đến 10% - 20% ở nhóm trên 70 tuổi. Tỷ lệ tái nhập viện hàng năm và tỷ lệ tử vong sau 5 năm là khoảng 50%, đưa đến gánh nặng bệnh tật cho hệ thống chăm sóc sức khỏe mỗi quốc gia3,4,5. Hội tim mạch Châu Âu (ESC) 2016 phân loại suy tim thành 3 nhóm dựa trên giá trị của phân suất tống máu thất trái là suy tim phân suất tống máu giảm (EF < 40%), suy tim khoảng giữa (EF 40% - 49%) và suy tim phân suất tống máu bảo tồn (EF ≥ 50%)2. Việc phân loại và đánh giá nguy cơ của bệnh nhân suy tim từ trước đến nay chủ yếu dựa vào các thông số đánh giá hình thái và chức năng thất trái. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng rối loạn chức năng thất phải cũng là yếu tố quan trọng, một trong những yếu tố tiên lượng chính, rất thường gặp, và có liên quan đến những kết cục xấu hơn ở bệnh nhân suy tim, kể cả ở nhóm suy tim EF < 40% và các nhóm suy tim EF ≥ 40%, suy thất phải là giai đoạn cuối cùng của suy tim trái6,7. Do đặc điểm giải phẫu hình lưỡi liềm đặc biệt nên việc đánh giá kích thước và chức năng thất phải khá phức tạp10. Trong thực hành lâm sàng, để đánh giá hình thái và chức năng thất phải, người ta sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như: thăm dò phóng xạ, thông tim, chụp buồng tim, chụp cộng hưởng từ…Tuy nhiên, đây là những phương pháp thăm dò chảy máu và đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, chi phí thực hiện cao, không thuận tiện cho việc lặp lại và không phải cơ sở y tế nào cũng có. Với ưu điểm là phương pháp thăm dò không xâm lấn, chi phí thấp, dễ thực hiện, có khả năng lặp lại dễ dàng mà không gây hại cho bệnh nhân, đánh giá được nhiều chỉ số chức năng, siêu âm tim hiện nay là biện pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong đánh giá chức năng thất phải. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu đánh giá chức năng thất phải trên các đối tượng bệnh nhân tim mạch khác nhau như bệnh tim bẩm sinh, bệnh nhân mạch vành, bệnh nhân bị bệnh van tim, suy tim do bệnh cơ tim giãn8,9. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu chi tiết về chức năng thất phải ở nhóm bệnh nhân suy tim có EF < 40% và các nhóm có EF ≥ 40%. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu: 1. Khảo sát chức năng thất phải bằng siêu âm tim ở bệnh nhân suy tim có EF < 40% so với các nhóm có EF ≥ 40%. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với chức năng thất phải ở các nhóm bệnh nhân trên
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2627
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0119.pdf
  Restricted Access
2.69 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.