Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2602
Nhan đề: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG SỐNG THÂN THIỆN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2018
Tác giả: NGUYỄN, THỊ HỒNG
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị, Thanh Xuân
Từ khoá: Quản lý y tế
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Người cao tuổi chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu dân số nước ta và là một trong những nhóm người dễ tổn thương trong xã hội, cần được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe toàn diện. Là một nước có thu nhập trung bình thấp nhưng Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ rất nhanh. Tại Việt Nam, theo Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 được Quốc hội khóa XII, kì họp thứ 6 thông qua ngày 23/11/2009, “Già hóa dân số” hay còn gọi là giai đoạn “dân số đang già” là khi tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên; hoặc khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 10% tổng dân số trở lên. Giai đoạn “dân số già” còn gọi là giai đoạn “dân số đã già” là khi dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 14% hoặc khi số người trên 60 tuổi chiếm từ 20% tổng dân số trở lên. Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với tỷ lệ người trên 65 tuổi đạt 7%. Dự báo, nước ta sẽ chỉ mất không tới 20 năm để tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14%1 tổng dân số, tức là chuyển từ giai đoạn “ đang già” sang “ già”. Theo số liệu của Tổng cục thống kê dân số cho thấy, tính đến hết năm 2017, cả nước có 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số, trong đó có khoảng gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên. Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già vào năm 2035, khi tỉ lệ này tăng lên tới 20% với khoảng 21 triệu người cao tuổi, đến năm 2038 nhóm cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm đến 20% tổng dân số. Đến năm 2049, tỉ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số. Xu hướng và tốc độ biến động dân số theo hướng già hóa đang đặt ra những cơ hội và thách thức lớn cho Việt Nam trong việc chuẩn bị nguồn lực để đón nhận số lượng dân số cao tuổi ngày càng tăng1. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không chỉ các đặc điểm cá nhân mà cả môi trường thể chất và môi trường xã hội có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sức khỏe và hạnh phúc của con người trong suốt quá trình cuộc sống của người đó. Môi trường sống thân thiện với lứa tuổi được thiết kế để khuyến khích và hỗ trợ người cao tuổi ( NCT ) bằng cách tăng cường cơ hội để đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Các nghiên cứu trước đây cho thấy NCT là người dễ bị tổn thương do các chức năng, các cơ quan bị già hóa nên các yếu tố môi trường sống thân thiện như hỗ trợ xã hội từ gia đình, bạn bè và hàng xóm, sự gắn kết xã hội khu phố, niềm tin xã hội, một khu phố thẩm mỹ hoặc môi trường thể chất dễ chịu góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng cường chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam với sự phát triển kinh tế hàng đầu, dân cư đông đúc, trong đó nhiều hộ gia đình Việt Nam có cấu trúc từ 2 đến 3 thế hệ cùng sinh sống. Gánh nặng từ vấn đề già hóa dân số nhanh chóng đang gây áp lực nặng nề lên sự phát triển chung của thủ đô đặc biệt là trong vấn đề đảm bảo chất lượng cuộc sống (CLCS) cho NCT. Những năm gần đây, mặc dù chất lượng cuộc sống của NCT thủ đô đã được cải thiện cùng với những tiến bộ nhất định của hệ thống y tế, chính sách, pháp luật và những nỗ lực từ phía Thành phố Hà Nội tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức trong quá trình này. Một phần nguyên nhân không nhỏ của vấn đề này là do thiếu các bằng chứng khoa học để thiết kế và thực hiện các chính sách và chương trình can thiệp phù hợp nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của NCT. Trong những năm gần đây, tuy có rất nhiều nghiên cứu về đối tượng NCT nhưng các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào bệnh tật mà ít nghiên cứu về môi trường thân thiện với NCT. Chính vì vậy để đánh giá môi trường sống thân thiện với NCT và phân tích một số yếu tố liên quan đến môi trường sống thân thiện chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng môi trường sống thân thiện của người cao tuổi tại thành phố Hà Nội năm 2018” 1. Mô tả thực trạng môi trường sống thân thiện của người cao tuổi tại thành phố Hà Nội năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng về môi trường sống thân thiện của người cao tuổi tại thành phố Hà Nội năm 2018. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng khoa học là cơ sở để các nhà quản lý lập chính sách xây dựng các can thiệp nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống thân thiện cho người cao tuổi, từ đó góp phần cải thiện sức khoẻ cho người cao tuổi.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2602
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020CKII0094.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.72 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.