Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2560
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. Ngô, Đức Ngọc-
dc.contributor.authorNGÔ, VĂN SƠN-
dc.date.accessioned2021-12-06T07:40:44Z-
dc.date.available2021-12-06T07:40:44Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2560-
dc.description.abstractNgừng tuần hoàn là tình huống cấp cứu thường gặp cả trong (In-Hospital Cardiac Arrest-IHCA) và ngoài (Out-Of hospital Cardiac Arrest-OHCA) bệnh viện. Năm 2015, khoảng 350.000 người lớn ở Hoa Kỳ đã trải qua tình trạng ngừng tim ngoài bệnh viện không do chấn thương với sự chăm sóc của các nhân viên y tế.1 Tại Châu Âu là 275.000 ca.3 Tỷ lệ sống sót thường rất thấp (khoảng 2%-11%).2 Để khởi động chuỗi sống còn này, bệnh nhân phải được đánh giá trong khoảng thời gian không quá 10 giây 4 và ép tim phải được tiến hành càng sớm càng tốt kết hợp sốc điện nếu có thể,5 trong đó, ép tim bằng tay là một trong những động tác quan trọng nhất. Điều này giúp cải thiện khả năng cứu sống bệnh nhân hơn bất kỳ một biện pháp nào.6 Mặc dù vậy, kết quả ép tim lại phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật của người thực hiện và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: ép không đúng, ép không đủ biên độ/tần số, gián đoạn giữa 2 lần ép, tỳ lên ngực sau mỗi lần ép. Đặc biệt, trong những trường hợp thiếu nhân lực, thời gian cấp cứu lâu, người ép tim sẽ bị mệt và thực hiện sai kỹ thuật dẫn tới kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn giảm. Máy ép tim là một công cụ cơ học có thể thay thế người ép tim bởi ưu điểm làm việc liên tục nhiều giờ không mệt mỏi và không phải thay ra giữa chừng. Trong suốt chu trình ép, các nhát ép cũng tỏ ra đồng đều và chuẩn xác hơn so với ép bằng tay. Hiệu quả này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu: Chengjin Gao (2014) và cộng sự trên 133 bệnh nhân ngừng tim ngoại viện cho tỷ lệ hồi sinh tim phổi tự nhiên ở nhóm dùng máy ép tim là 44,9% so với nhóm ép tim bằng tay là 23,4% (p<0,01); tỷ lệ sống sót đạt 39,1% (dùng máy) so với 21,9% (bằng tay) (p<0,01).7 Rudolph W Koster và cộng sự (2017) trên 337 bệnh nhân với biến kết cục là tử vong hoặc phải hồi sức với chức năng tạng suy giảm nghiêm trọng cho thấy tỷ lệ chênh lệch là 5,3% (95%CI 2,2-12,8) giữa nhóm dùng máy và nhóm ép tim bằng tay.8 Safi U Khan và cộng sự (2019) so sánh trong một phân tích tổng hợp trên 12.908 bệnh nhân ngừng tim được can thiệp ép tim bằng máy (5.916 bệnh nhân) với ép tim bằng tay (6.992 bệnh nhân) cho thấy khả năng sống sót sau hồi sức thành công tương đương (OR=1,40; 95%CI 1,09-1,94), phục hồi thần kinh tương đương (OR=1,51; 95%CI 1,06-2,39) và tái lập tuần hoàn tự nhiên tương đương.9 Huyn Tea Kim và cộng sự (2019) trên 820 bệnh nhân ngừng tim ngoại viện được hồi sinh tim phổi bằng máy (20 phút) sau khi được ép tim bằng tay trong quá trình di chuyển đến bệnh viện bởi các bác sỹ cấp cứu nhận thấy có sự gia tăng đáng kể khả năng hồi phục tuần hoàn tự nhiên tuy nhiên chưa tìm thấy mối liên quan với khả năng sống sót.10 Tính đến thời điểm hiện tại, tại Bệnh viện Bạch Mai - Khoa Cấp cứu đang sử dụng hai máy ép tim là Life – STAT® CPR và LUCAS® 3 tại phòng Cấp cứu 1 và Cấp cứu 3. Thiết bị này tỏ ra khá hữu dụng bởi có khả năng hỗ trợ việc ép tim ngoài lồng ngực trong các trường hợp bệnh nhân ngừng tuần hoàn cả nội và ngoại viện. Với những ưu điểm đã kể trên, nhận thấy cần có một khảo sát nhằm mô tả sự biến đổi các chỉ số lâm sàng cũng như kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn có sử dụng máy ép tim hỗ trợ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Áp dụng máy ép tim tự động trong cấp cứu bệnh nhân ngừng tuần hoàn tại khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai” nhằm hai mục tiêu: 1. Nhận xét sự thay đổi của một số chỉ số lâm sàng của kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực bằng máy ép tim tự động trong cấp cứu ngừng tuần hoàn tại khoa Cấp cứu. 2. Đánh giá kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn khi áp dụng máy ép tim tự động.  vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectHồi sức cấp cứuvi_VN
dc.titleÁp dụng máy ép tim tự động trong cấp cứu bệnh nhân ngừng tuần hoàn tại khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Maivi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020CKII0051.pdf
  Restricted Access
1.93 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.