Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2549
Title: “Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh nội soi phế quản của bệnh nhân Giãn Phế Quản tại Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai”
Authors: NGUYỄN HỮU, TIẾN
Advisor: NGÔ QUÝ, CHÂU
Keywords: Nội khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Giãn phế quản (GPQ) là một bệnh do lớp cơ và tổ chức liên kết thành phế quản bị phá hủy. Thuật ngữ “giãn phế quản” tạo thành từ tiếng Hy Lạp: Bronchiestasis bởi các từ Bronchios (hình ống) và ektasis (giãn dài, giãn rộng). Định nghĩa dựa trên hình thái học và bệnh lý học bao hàm tình trạng giãn bất thường, cố định, không hồi phục của đường thở. GPQ là bệnh khá thường gặp trong lâm sàng, bệnh GPQ được Cayol thông báo vào năm 1808, sau đó được Laennec mô tả vào năm 1819 với dặc điểm lâm sàng: ho, khạc nhiều đờm, khạc ra máu tươi 1 Tại Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Phổi Trung ương, từ năm 1981 đến 1987, tần suất GPQ chiếm 13,6% số bệnh nhân nhập viện điều trị nội khoa Hô hấp và tỉ lệ bệnh nhân GPQ điều trị bằng phẫu thuật trong thập kỷ 80 chiếm 10,2% phẫu thuật hô hấp 2. Theo một thống kê khác từ năm 1996 đến 2000, trong số 3606 bệnh nhân vào điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai có 67 bệnh nhân GPQ, chiếm tỉ lệ 1,86%3. Nghiên cứu ở Vương quốc Anh cho thấy tỷ lệ lưu hành là 125,7 trường hợp trên 100.000 người trong năm 2013, tỷ lệ này đã tăng gần gấp đôi trong một thập kỷ từ năm 20044. Trong khi ở Đức tỷ lệ này là 67 trên 100.0005. Nhập viện và tử vong do giãn phế quản cũng đang gia tăng ở Châu Âu và ở Hoa Kỳ,6,7. Hơn 110.000 người ở Hoa Kỳ có thể được điều trị bệnh giãn phế quản, dẫn đến chi phí chăm sóc y tế thêm 630 triệu đô la hàng năm8. Có nhiều nguyên nhân gây GPQ nhưng thường gặp nhất là do nhiễm khuẩn3. Tình trạng ứ đọng dịch tiết trong lòng các PQ bị giãn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại và phát triển gây ra những đợt bội nhiễm tái phát nhiều lần làm nặng thêm tổn thương GPQ. Vi khuẩn học là vấn đề thường thay đổi theo thời gian. Do đó việc xác định vi khuẩn học trong các đợt bội nhiễm ở những bệnh nhân này là rất cần thiết, đặc biệt khi những năm gần đây tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh ngày càng tăng. Điều này giúp cho các thầy thuốc lựa chọn và phối hợp kháng sinh có hiệu quả, nhằm điều trị tốt, làm giảm biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Bệnh phẩm nuôi cấy có thể được phân lập từ nhiều nguồn: từ máu, từ đờm và từ dịch PQ. Trong đó phân lập vi khuẩn từ dịch rửa PQ có giá trị cao. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh nội soi phế quản của bệnh nhân Giãn Phế Quản tại Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu sau: 1.Mô tả đặc điểm lâm sàng, một số đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân GPQ. 2.Nhận xét hình ảnh nội soi phế quản và vi khuẩn học dịch phế quản của bệnh nhân GPQ.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2549
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0701.pdf
  Restricted Access
1.76 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.