Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2531
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOÁ TRỊ PHÁC ĐỒ XELIRI TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG DI CĂN TẠI BỆNH VIỆN K
Tác giả: NGUYỄN VĂN, ĐỨC
Người hướng dẫn: VŨ HỒNG, THĂNG
Từ khoá: Ung Thư
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Ung thư đại trực tràng là một trong các bệnh ác tính hay gặp nhất trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển và đang có xu hướng tăng lên ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam1. Theo thống kê của GLOBOCAN 2018, tỷ lệ ung thư đại trực tràng trên thế giới đứng hàng thứ 3 ở nam và hàng thứ 2 ở nữ trong các bệnh ung thư thường gặp. Tại nước ta, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng đứng thứ 4 ở nam và thứ 2 ở nữ. Tỷ lệ mắc bệnh trên 100.000 dân với thế giới và Việt Nam lần lượt là 19,7 và 13,42. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong sàng lọc, chẩn đoán bệnh sớm cũng như nâng cao sự hiểu biết của người dân, nhưng tỷ lệ ung thư đại trực tràng đã có di căn ngay ở thời điểm chẩn đoán vẫn chiếm 20-40% tổng số các trường hợp3,4. Đối với ung thư đại trực tràng, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chính, tuy nhiên trong giai đoạn muộn, không phải trường hợp nào cũng đủ khả năng phẫu thuật triệt căn. Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân với các khối u di căn đơn độc ở phổi hoặc gan còn khả năng điều trị triệt căn bằng phẫu thuật và hóa chất, 80% các bệnh nhân ở giai đoạn lan tràn có tổn thương di căn không còn khả năng phẫu thuật do các nguyên nhân khác nhau5. Với nhóm bệnh nhân này hóa trị là phương pháp điều trị chính giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, kéo dài thời gian sống thêm. Bệnh nhân UTĐTT di căn có tỷ lệ sống sau 5 năm là 11% và thời gian sống thêm trung bình khoảng 16-25 tháng6. Hiện nay có nhiều loại thuốc mới, bao gồm các thuốc điều trị đích như: Bevacizumab, Cetuximab, Panitumumab; các thuốc điều trị miễn dịch như Pembrolizumab, Nivolumab làm tăng hiệu quả điều trị bệnh UTĐTT di căn khi phối hợp với hoá chất, tuy nhiên chi phí điều trị các thuốc này còn cao và khó tiếp cận với điều kiện kinh tế của đa số bệnh nhân ung thư ở Việt Nam hiện nay. Do đó, ở các nước đang phát triển, chỉ số lượng nhỏ bệnh nhân được sử dụng các loại thuốc trên. Hiện tại, Fluoropyrimidines, Oxaliplatin và Irinotecan vẫn là 3 loại hoá chất nền tảng trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn. Kết quả các nghiên cứu cho thấy, thời gian sống thêm của bệnh nhân có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng cả 3 loại thuốc trên trong quá trình điều trị7. Tại nhiều cơ sở điều trị ở nước ta, trong đó có Bệnh viện K, ba thuốc này được sử dụng từng bước qua phác đồ hai thuốc: FOLFOX/XELOX (gồm Oxaliplatin + 5FULV/Xeloda), FOLFIRI/XELIRI (gồm Irinotecan + 5FULV/Xeloda). Hiệu quả điều trị của phác đồ XELIRI đã được chứng minh bởi các nghiên cứu trên thế giới thể hiện qua tỷ lệ đáp ứng, thời gian sống thêm toàn bộ, thời gian cho đến khi bệnh tiến triển8,9,10. Phác đồ XELIRI được ưa dùng trong hoá trị bước 2 đối với ung thư đại trực tràng không còn khả năng phẫu thuật triệt căn do hiệu quả và tính khả thi với hoàn cảnh nước ta. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam lại chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phác đồ này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư đại trực tràng di căn không còn khả năng phẫu thuật triệt căn. 2. Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ XELIRI trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2531
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS0692.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.25 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.