Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2527
Title: "Xác định các chủng Malassezia và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân viêm da dầu”
Authors: TRƯƠNG THỊ, THANH HƯƠNG
Advisor: Trần Cẩm, Vân
Nguyễn Hữu, Sáu
Keywords: DA LIỄU
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Viêm da dầu (VDD) là bệnh da mạn tính thường gặp. Trên thế giới, tỉ lệ bệnh cao, khoảng 1-5% dân số nói chung1–3. Tại Việt Nam, theo Hoàng Thị Phượng (2011) VDD chiếm tỷ lệ khoảng 3,5% số bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương4. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ, cả trẻ em và người lớn, bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là dưới 3 tháng tuổi, dậy thì và 40-60 tuổi 2,3,5,6. Thương tổn cơ bản là các dát đỏ, bong vảy, tập trung nhiều ở vùng da nhiều tuyến bã như mặt, đầu, lưng, ngực. Trên lâm sàng, có thể gặp nhiều hình thái khác nhau, trong đó gàu da đầu là giai đoạn sớm và thể nhẹ của bệnh, phổ biến ở hơn 50% dân số chung7. Bệnh tuy không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe, nhưng do dai dẳng kéo dài và xuất hiện chủ yếu ở vùng như mặt, sau tai, đầu ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh8,9. Cho đến nay, cơ chế bệnh sinh của bệnh còn chưa được sáng tỏ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nấm Malassezia đóng vai trò quan trọng ở bệnh nhân có cơ địa tăng tiết bã nhờn7,10,11. Theo Hedayati và cs (2010), 100% bệnh nhân viêm da dầu dương tính với nấm Malassezia, trong đó 55,8% trường hợp là M. globosa12. Nghiên cứu của Zarei và cs (2013) tại Iran chỉ ra M. globosa là loài thường gặp trong VDD nhất, tiếp đó là M. furfur, M. restricta13. Ngoài nấm Malassezia, người ta còn thấy có các yếu tố liên quan đến viêm da dầu như di truyền, hormon, bệnh lý nội tiết, béo phì, stress, sử dụng thuốc. Đặc biệt bệnh chiếm tỷ lệ cao, thường nặng lên14 hơn với tổn thương lan tỏa và không đáp ứng với các phương pháp điều trị ở bệnh nhân có bệnh lý thần kinh như Parkinson, viêm đa dây thần kinh, trầm cảm2,18, Alzheimer, ghép tạng, lymphoma15–17, rối loạn tâm thần… hay người nhiễm HIV/AIDS. Tỷ lệ VDD trên bệnh nhân HIV chiếm 30 đến 83%1. Ở Việt Nam viêm da dầu gặp rất thường xuyên và có xu hướng tăng lên. Đã có rất nhiều nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của viêm da dầu,trong đó có vai trò của Malassezia, nhưng chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về sự khác biệt giữa viêm da dầu có nhiễm nấm Malassezia và viêm da dầu không nhiễm Malassezia giúp các bác sỹ định hướng chẩn đoán trên lâm sàng. Việc xác định nấm Malassezia ở bệnh nhân VDD một cách chính xác là quan trọng để lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp. Có nhiều kỹ thuật để phát hiện Malassezia gây bệnh viêm da dầu như: soi đèn wood, soi trực tiếp, nuôi cấy định danh, PCR sequencing… Trong đó soi trực tiếp và nuôi cấy định danh Malassezia thường được sử dụng như một tiêu chuẩn quan trọng để khẳng định căn nguyên gây bệnh và là kỹ thuật thường được áp dụng tại các phòng xét nghiệm. Tuy nhiên vi nấm không mọc ở môi trường nuôi cấy thông thường mà đòi hỏi điều kiện đặc biệt có cơ chất và dầu oliu với tỷ lệ phù hợp. Tại Việt Nam, một số phòng xét nghiệm đang áp dụng kỹ thuật soi trực tiếp bằng dung dịch KOH 20% đơn thuần để phát hiện nấm Malassezia, nhưng do vi nấm có hình thái đa dạng và kích thước rất nhỏ nên nhiều trường hợp khó nhận định và dễ bỏ sót. Để góp phần nghiên cứu đầy đủ về hệ thống căn nguyên và cơ chế bệnh sinh vi nấm Malassezia, chúng tôi tiến hành đề tài: "Xác định các chủng Malassezia và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân viêm da dầu” với các mục tiêu sau: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân viêm da dầu tại bệnh viện Da Liễu Trung ương năm 2019-2020. 2. Xác định chủng nấm Malassezia và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân viêm da dầu bằng phương pháp nuôi cấy định danh.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2527
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0691.pdf
  Restricted Access
2.48 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.